Văn Hóa

Nội Duệ: Vùng đất địa linh sinh nhân kiệt

Đất Kinh Bắc xưa là nơi giang sơn tụ khí, là vùng đất khoa bảng sản sinh ra nhiều nhân tài của nước Việt. Trong lịch sử khoa bảng thì Kinh Bắc có số người đỗ đạt cao nhất, chiếm gần ¼ tổng tiến sĩ trong cả nước. Trong đó xã Nội Duệ đứng thứ 3, đóng góp 14 vị tiến sĩ.

Vùng đất địa linh

Xã Nội Duệ là vùng đất cổ, có núi sông tạo thành thế địa linh. Xưa kia cả 4 thôn của xã đều nằm trong nếp uốn của dòng sông Tiêu Tương – chiếc nôi của những truyền thuyết và làn điệu quan họ.

Nơi đây giao thông thủy bộ đều thuận lợi, giúp nghề thủ công và trồng trọt phát triển, trở thành nền tảng vững chắc cho việc phát triển khoa bảng.

Những nhân tài nơi đây có thể kể đến như Nguyễn Thiên Tích đỗ đầu khoa Hoành từ năm 1431; Nguyễn Nhâm Triêm đỗ Bảng nhãn khoa thi năm 1577 thời nhà Mạc; Nguyễn Thế Lộc đỗ Thám hoa khoa thi năm 1541 thời nhà Mạc.

Nơi đây có nhiều đời làm quan võ trong Triều, tiêu biểu là Quận công Đỗ Nguyên Thụy và Tướng công Nguyễn Đình Diễn.

Nguyễn Thiên Tích

Nguyễn Thiên Tích sinh năm 1400 trên núi Lim thuộc làng Nội Duệ. Ông theo học với thầy Vũ Mộng Nguyên – một danh sĩ nổi tiếng lúc đó. Lúc này diễn ra các cuộc khởi nghĩa khắp nơi chống quân Minh nên khoa bảng bị ảnh hưởng.

Năm 1428, nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được quân Minh, Lê Lợi lên ngôi lập ra nhà Lê. Hoàn cảnh bấy giờ chưa thể tổ chức được khoa thi lớn nên Triều đình nhà Lê tổ chức các kỳ thi Minh kinh bác học và Hoành từ nhằm nhanh chóng có được đội ngũ quan lại giúp ổn định đất nước sau cuộc chiến chống quân Minh.

Khoa thi Hoành từ năm 1431, Nguyễn Thiên Tích xuất sắc đỗ đầu, trở thành danh sĩ bậc nhất giữa những võ tướng Lam Sơn lúc đó. Vì thế ông được vua Lê Thái Tổ giao việc soạn thảo văn bản giao tiếp với nước ngoài.

Năm 1434, ông được cử đi sứ sang nhà Minh. Năm 1435, ông giữ chức Thị Ngự sử, giữ việc đàn hặc bá quan. Đây là việc rất quan trọng, bởi vào thời bình những công thần trong Triều đình khi đó liên tục đấu đá nhau. Nguyễn Thiên Tích cùng với Bùi Cầm Hổ hết sức khuyên can vua Lê Thái Tông trong việc dùng người, nhờ đó mà giúp Triều đình nhà Lê tránh bớt được việc gièm pha.

Đến đời vua Lê Nhân Tông, ông được giao soạn thảo văn bia Hựu Lăng dựng ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và được làm Hàn Lâm Tri Chế Các.

Năm 1444, Nguyễn Thiên Tích cùng Nguyễn Thiên Trúng, Lý Tử Tán soạn sửa bộ sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi. Ông có tất cả 3 lần lãnh sứ mệnh quan trọng đi sứ nhà Minh.

Thời vua Lê Thánh Tông, ông được cử làm “Độc quyền kỳ thư điện các Tiến sĩ” rồi đến Binh bộ Thượng thư.

Nguyễn Thiên Tích đỗ đầu kỳ thi Hoành từ, làm quan giữ vai trò quan trọng trong hoàn cảnh đất nước mới giành được độc lập, ông là một trong những người có công lớn ổn định Xã Tắc và Triều đình nhà Lê sau thời gian dài loạn lạc.

“Lịch triều hiến chương loại chí” đánh giá về ông như sau: “Gặp việc gì ông đều nói hết không giấu giếm. Vua khen và bảo: Vương – Ngụy đời Đường không hơn gì. Ông do văn học được dùng, uy phong khẳng khái, trước sau không đổi được ơn tri ngộ bốn triều nhờ có tiết khí nên được tôn trọng”. “Vương – Ngụy” ý chỉ Vương Khuê và Ngụy Trưng, đây là 2 vị làm Tể tướng thời vua Đường Thái Tông, giúp lập nên thời Trinh Quán hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Nguyễn Thế Tân

Nguyễn Thế Tân sinh ra trong gia đình Nho giáo ở làng Lộ Bao, xã Nội Duệ, thi đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời vua Lê Huyền Tông.

Năm 20 tuổi ông được phong Khâm sai tiết chế với quyền kiểm soát các sứ kể cả thủy bộ chư doanh, bang giao với sứ nước ngoài. Ông nhanh chóng am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ các dân tộc phương bắc, nhờ đó mà việc nào ông cũng hoàn thành tốt, được Vua phong làm Chương Hợp Nghĩa.

Vì có nhiều công lao, ông được phong tước Bá. “Đại Việt Sử ký Toàn thư” có ghi chép lại như sau: “Lại thấy Nguyễn Thế Tân, thông hiểu tiếng phương Bắc, theo sứ thần làm được việc, thăng làm tham chính xứ Kinh Bắc, tước Bá.”

Ông 3 lần được cử đi sứ phương bắc và đều hoàn thành nhiệm vụ, giúp việc giao hảo giữa hai nước.

Quận công Đỗ Nguyên Thụy

Đỗ Nguyên Thụy người làng Đình Cả, xã Nội Duệ. Ông làm quan trong Phủ chúa đến 20 năm, đảm nhận những chức vị quan trọng nhất như huấn luyện cấm binh. Ông làm việc chu đáo lại không màng công danh địa vị nên rất có uy tín trong Triều.

Khi nghỉ hưu ông ban cho các làng xã trong Tổng Nội Duệ (gồm các xã Nội Duệ, Hoài Bão, Lũng Giang, Bái Yên) 40 mẫu ruộng và 800 quan tiền cổ. Ông bỏ tiền của công sức sửa đình chùa, duy trì lễ hội tế Thần cầu phúc ở các thôn làng vào tháng giêng hàng năm.

Từ lễ hội tế Thần cầu phúc ở các thôn làng, ông thống nhất quy tắc để cả Tổng Nội Duệ cùng tổ chức lễ hội lớn vào tháng 8, sau đó chuyển sang tổ chức vào tháng giêng. Sau này lễ hội tổ chức trên núi Lim và được gọi là hội Lim.

Hát quan họ trong hội Lim. (Ảnh: Việt Nam Hội Nhập)

Nguyễn Đình Diễn

Nguyễn Đình Diễn sinh năm 1740 ở làng Đình Cả, xã Nội Duệ trong gia đình có nhiều đời làm quan võ trong Triều. Ông được cử làm Trấn Thủ kiêm Đốc Đồng Trấn Thanh Hoa, tước Hiếu Trung Hầu. Sau đó vì có công dẹp loạn nên ông được phong Bình Nhung Đại Tướng Quân.

Ông khuyến khích dân trong vùng phát triển sản xuất, chú trọng việc học hành khoa bảng. Ông cũng chú trọng lễ hội văn hóa, góp phần chuyển lễ hội Tổng Nội Duệ diễn ra vào tháng 8 (do Quận công Đỗ Nguyên Thụy) sang tổ chức vào tháng giêng.

Sách sách “Bắc Ninh phong thổ” viết như sau: “Hội Hồng Vân sơn vào ngày 13 tháng giêng, 6 xã trong Tổng Nội Duệ áo mũ, cờ trống chỉnh tề, hội họp ở đình cạnh núi. Các xã cử trai gái ra làm con cờ, mỗi xã một bộ luân thứ bày hang. Người nào thắng cuộc được hậu thưởng. Tương truyền xưa có Trung hầu họ Nguyễn làm Trấn Thủ Thanh Hóa, có thực ấp giàu vạn cư, về hưu đã đưa sáu mươi mẫu ruộng tốt để hiến vào đền lưu thưởng cho kẻ sĩ và hương hỏa về sau. Lại mua nửa núi Hồng Vân, trên núi dựng lăng đá, trong lăng có tượng đá, ngựa đá, thú đá, tượng võ sĩ. Khi chết an táng ở đó, 6 xã trong tổng thờ cúng”.

Lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn. (Ảnh: Bacninh.gov.vn)

Núi Hồng Vân còn gọi là núi Lim. Lăng mộ của Nguyễn Đình Diễn nằm trong khuôn viên rộng khoảng 3000 m2 trên núi Lim, gồm các hạng mục công trình, kiến trúc chính: Tam môn, tòa Phương đình, nhà bia, phần mộ.

Hàng năm vào dịp hội Lim tháng giêng, dân chúng các làng trong Tổng Nội Duệ đều tổ chức lễ rước từ làng của mình đến lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn để dâng hương, tưởng nhớ công lao của ông đối với dân chúng.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Người đàn ông vô gia cư trở thành cảnh sát

Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…

2 giờ ago

Ông Putin: Lãnh đạo phương Tây nghĩ họ là đại diện của Chúa trên Trái Đất

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…

3 giờ ago

Nghị sĩ Mỹ Cotton: Không nên cản việc hủy bỏ ‘tối huệ quốc’ đối với Trung Quốc

Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…

3 giờ ago

Quan điểm của ông Trump và Nga về tương lai của Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…

5 giờ ago

Chế độ bắt lính của Ukraine là một thất bại — Cựu Tổng thống Poroshenko

“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…

5 giờ ago

Vụ sát hại CEO UnitedHealthcare: Hung thủ được cho là bất bình về chính sách y tế

Liên quan đến vụ án sát hại CEO Brian Thompson của UnitedHealthcare tại Mỹ, hôm…

5 giờ ago