Người có lòng nhân nghĩa một khi làm việc gì đều suy xét đến lợi ích của người khác trước lợi ích của bản thân mình. Bởi vậy, nếu trong một phạm vi nhỏ là một tập thể hay phạm vi lớn là một quốc gia, người đứng đầu có lòng nhân nghĩa thì những người bên dưới sẽ thu được lợi ích.
Thời Xuân Thu, một lần Mạnh Tử đến gặp Vua của nước Ngụy là Ngụy Huệ Vương.
Ngụy Huệ Vương hỏi Mạnh Tử: “Tiên sinh, ngài từ ngàn dặm xa xôi tới đây, chắc chắn là muốn mang đến chút lợi ích cho nước của chúng tôi rồi!”
Mạnh Tử điềm tĩnh đáp: “Quốc Vương, ngài sao có thể mở miệng ra là nói đến lợi ích thế? Làm một vị Quốc Vương thì nên phải lấy nhân nghĩa làm trọng. Nếu như một vị Quốc Vương mà hễ mở miệng là nói đến lợi ích của đất nước ra sao, quan lại hễ mở miệng là nói đến lợi ích của gia tộc mình sẽ như thế nào, quan dân hễ mở miệng là đều nói làm sao mới có được lợi ích cho bản thân mình thì từ Quân Vương cho tới dân chúng đều vì lợi ích của cá nhân. Như vậy thiên hạ chẳng phải nguy hiểm rồi sao?”
Ngụy Huệ Vương nghe xong lời này của Mạnh Tử liền nói: “Ngài dạy thật đúng quá!”
Mặc dù Mạnh Tử không nói với Ngụy Huệ Vương về lợi ích, nhưng thầy của ông là Thuật Thánh Tử Tư khi dạy Mạnh Tử về nhân nghĩa lại chuyên nói về lợi ích.
Mạnh Tử từng hỏi thầy rằng: “Trong việc trị vì dân chúng thì nên đặt điều gì lên hàng đầu?”
Tử Tư nói: “Phải đặt lợi ích của dân chúng lên trước.”
Mạnh Tử lại nói: “Người quân tử giáo dục dân chúng chỉ nói nhân nghĩa, cần gì phải nhắc đến lợi ích đây?”
Tử Tư giảng:
Nhân nghĩa vốn cũng là vì lợi ích của dân chúng. Bởi vì bên trên bất nhân mà bên dưới không được lợi ích, bên trên bất nghĩa mà bên dưới trở nên ham thích lừa gạt. Đây là điều bất lợi lớn. Bởi thế mà Chu Dịch viết: “Lợi là tổng hòa của nghĩa”, lại viết: “Lợi có thể làm yên ổn lòng dân, sau đó mới có thể khiến người ta tôn sùng đạo đức”. Những điều này đều là để nói rằng lợi ích của dân chúng chính là tiền đề.
Lời của Tử Tư và của Mạnh Tử là nhất trí với nhau. Tuy nhiên Tử Tư nói với Mạnh Tử về lợi ích, vì Mạnh Tử đã hiểu được nhân nghĩa rồi. Còn Mạnh Tử nói với Ngụy Huệ Vương về nhân nghĩa, ấy là bởi vì trong mắt Ngụy Huệ Vương chỉ chú ý đến lợi ích. Người nhân nghĩa sẽ hiểu được làm thế nào mà nhân nghĩa trở thành lợi ích của dân chúng. Người chưa đạt được sự cao thượng đó tất khó mà hiểu được. Bởi vậy, “nhân nghĩa” của bậc Quân Vương và “lợi ích” của dân chúng là không thể tách rời.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…