Truyện cổ tích Thạch Sanh thì hẳn người Việt ai cũng biết, nhưng kỳ thực câu chuyện này xuất hiện trong kho tàng dân gian của cả người Kinh, người Tày, người Khmer. Vậy rốt cuộc truyện Thạch Sanh xuất phát từ vùng đất nào?
Trong câu chuyện Thạch Sanh có ghi chép lại về quê quán của Thạch Sach là ở Cao Bình. Trong một số bài truyện thơ cũng có kể:
Chuyện xưa ở quận Cao Bình
Vợ chồng Thạch lão muộn sinh nối dòng,
Lạy đằng Tây, khấn đằng Đông,
Việc nhân, việc nghĩa quyết không nề hà.
Tiếng lành vang tận cao xa,
Ngọc Hoàng nghe thấu ắt là duyên căn.
Cho mời Thái tử truyền rằng
Đầu thai về chốn dương trần giúp dân
Như vậy Thạch Sanh quê ở Cao Bình, địa danh này chính là vùng đất thuộc Cao Bằng ngày nay.
Xưa kia nước Thục (thuộc Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay) là vùng đất của người Bách Việt sinh sống, tạo thành nền văn minh. Năm 316 TCN thì nhà Tần đánh chiếm được nước Thục.
Bấy giờ, một dũng tướng của nước Thục mang Hoàng tử Thục Chế còn nhỏ chạy miết xuống phương nam, đến vùng đất của người Tày thuộc Cao Bằng ngày nay. Hoàng tử Thục Chế lớn lên tại vùng đất của người Tày.
Lúc này người Tày rất yếu, thường bị người Nùng và người Miêu uy hiếp lấn dần đất đai. Đứng trước nguy cơ người Tày bị mất hết đất, Chúa người Tày đã già yếu không đảm đương được liền quyết định gả con gái cho Thục Chế và để Thục Chế lên ngôi Chúa thay mình.
Thục Chế xây dựng tộc người Tày ngày càng mạnh, không những giúp người Tày đứng vững trước cuộc tấn công của tộc người khác mà còn đánh bại người Nùng, người Miêu, Ngật Lão, Tà Thẻn, người Dao, người Đản, người Sán.
Thục Chế thống nhất các các bộ tộc, lãnh thổ rộng lớn gồm Quảng Tây, vùng Tây Bắc đến tận Vịnh Hạ Long. Thục Chế lên ngôi Vua, lập ra nước Nam Cương, đặt tên cho Kinh đô là Nam Bình, sau này đổi tên thành Cao Bình. Sau khi Thục Chế mất thì con là Thục Phán tức An Dương Vương lên nối ngôi.
Chuyện sau này thì mọi người đều biết. Triệu Đà, bấy giờ là tướng của nhà Tần, đánh chiếm được nước của An Dương Vương. Sau này khi Tần diệt vong, Triệu Đà tách ra, tự lập nước. Hậu thế người Việt xưng Triệu Đà là Triệu Vũ Vương.
Như vậy vùng đất Cao Bình vốn là Kinh đô của người Tày, mà người Tày cũng có truyện Thạch Sanh giống như của người Kinh. Truyện Thạch Sanh của người Tày mô tả quê hương của Thạch Sanh như sau:
Xưa có người ở quận Cao Bình
Người nhân đức có tên Thạch Nghĩa
Chuyên bán củi làm kế sinh nhai
Kết nàng hiền người ngay Dương Thị.
Bản dịch từ chữ Tày của Hoàng Triều Ân
Truyện Thạch Sanh viết bằng tiếng Tày theo thể thơ “thất ngôn trường thiên”, dài 2005 câu. Thiên nhiên miền núi thể hiện nhiều trong tác phẩm, các chiến công của Thạch Sanh như cứu công chúa, chém chằn tinh… được miêu tả rất tỉ mỉ.
Người Tày cũng chỉ ra địa danh chiếc hang mà Thạch Sanh cứu công chúa cùng đền thờ Thạch Sanh ở một số xã. Chùa Đống Lân ở Cao Bằng cũng là nơi thờ Thạch Sanh.
Những tình tiết này cho thấy truyện Thạch Sanh có thể có nguồn gốc từ người Tày ở Cao Bằng. Vùng đất Cao Bình xưa là quê hương của Thạch Sanh và cũng là Kinh đô của người Tày cổ.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Người cầm lái được xác định đi đúng phần đường, chiều đường và tốc độ…
CEO của SpaceX và Tesla, ông Elon Musk, đã trở thành “nhà tài trợ chính…
Gần đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã có cuộc điện đàm với Bộ…
Đoàn Thanh niên quận Sơn Trà kêu gọi người dân quyên góp cây quất sau…
Theo một bản ghi nhớ, New York Times, NBC News, NPR và Politico đã được…
Ngoại trưởng Rubio đã cảnh báo Tổng thống Panama Mulino rằng Washington sẽ "thực hiện…