Văn Hóa

Tản mạn về phong thủy sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch từng là con sông mà các đời vua Lý – Trần thường ngồi thuyền rồng dạo chơi. Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18 sông Hồng đổi dòng, sông Tô Lịch dần dần trở thành dòng sông chết, không còn dòng chảy và cũng mất đi khả năng tự làm sạch. Ngày nay nơi đây chỉ giống như một cống thoát nước lớn của Hà Nội.

Sau khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, sư Vạn Hạnh biết phong thủy ở kinh đô Hoa Lư không phù hợp nữa, các Triều đại ở đây chỉ tồn tại ngắn ngủi. Hoa Lư chật hẹp đất thấp, không xứng với tầm vóc để xây dựng một Giang Sơn hùng mạnh, vì thế mà sư Vạn Hạnh khuyên Vua dời đô đến thành Đại La.

Theo truyền thuyết, trước đó vào thời nhà Đường, Cao Biền quan sát phong thủy đã biết nơi đây vượng khí rất mạnh nên đã tìm cách trấn yểm. Tuy nhiên các thiền sư Diệt Hỷ đã tìm cách giải được trận đồ trấn yểm này. (Xem bài: Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền)

Vua Lý Thái Tổ dời đô đến thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Từ đó văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ, các Triều đại sau này cũng tồn tại rất lâu dài. Vượng khí Thăng Long hình thành từ núi Tản Viên và sông Hồng.

Sông Hồng còn có tên là Nhĩ Hà, sở dĩ sông Hồng có tên gọi là Nhĩ Hà bởi khi chạy đến Thăng Long thì uốn cong như vành tai, nên có tên là Nhĩ Hà (Nhĩ âm Hán Việt là tai). Khúc sông này vòng ngoài hướng ra phía Long Biên, đoạn ở cầu Vĩnh Tuy ngày nay lại hơi lõm vào như vành tai. Khu vực này ôm trọn vùng nội thành Hà Nội ngày nay.

Gần vị trí Nhĩ Hà này xưa kia Cao Biền đã cho xây thành Đại La, đồng thời có nhiều công trình dưới sông Tô Lịch (một phân lưu của sông Hồng) nhằm trấn yểm vượng khí nước nam. Cao Biền cũng nhận thấy Hồ Tây vượng khí rất mạnh không thể trấn yểm, Hồ Tây là rốn rồng. Sông Hồng, Sông Tô Lịch đối với rốn rồng Hồ Tây cũng có mối liên hệ mật thiết, là long mạch chủ dẫn vượng khí đến rốn rồng.

Bản đồ kinh thành Thăng Long theo “Hồng Đức bản đồ sách”, ban hành vào đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm 1490). Có thể thấy vị trí hồ Tây và sông Tô Lịch. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ mô tả Thăng Long như sau:

“Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.”

(Bản dịch của “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”)

Thăng long phía sau tựa vào núi Ba Vì vững chắc làm huyền vũ, phía trước chu tước là sông Hồng rộng rãi làm minh đường, tầm nhìn rộng hơn là biển Đông. Đây là nơi mà các thiền sư Diệt Hỷ chọn làm Kinh đô sau khi đã phá thế trấn yểm của Cao Biền.

Kinh đô Thăng Long ở nơi thịnh vượng giúp Đại Việt vững vàng đánh bại các cuộc xâm lăng của ngoại bang. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, nhà Lý vẫn đánh bại liên quân Tống – Chiêm – Khmer. Nhà Trần 3 lần đánh bại đội quân Nguyên Mông hiếu chiến hùng mạnh trong lịch sử.

Hồ Quý Ly sau khi lên ngôi đã dời đô về Thanh Hóa và không bảo vệ được Giang Sơn trước sự xâm lăng của quân Minh. Sau này nhà Lê suy sụp, nhưng đặt đô ở Thăng Long nên không có ngoại bang nào xâm phạm.

Tuy nhiên vượng khí phong thủy không tồn tại mãi mãi. Trước kia sông Tô Lịch chảy đến Yên Thái thì nhận nước từ sông Thiên Phù khiến nước luân chuyển, vì vậy mà các đời vua Lý – Trần thường ngồi thuyền rồng dạo sông Tô Lịch. Khi vua Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn đã dời đô về Phú Xuân, các hoạt động văn hóa, thương mại ở Thăng Long lắng dần xuống

Sông Tô Lịch đến cận đại vẫn còn trong xanh thơ mộng, gắn bó mật thiết với dân chúng, nhiều bài ca dao nói về dòng sông này:

Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Ngập ngừng muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu

Đến nửa đầu thế kỷ 18 sông Hồng đổi dòng, cát bồi lấp cửa sông Thiên Phù, sông Tô Lịch không còn nhận được nước từ sông Thiên Phù nữa để chảy vào Hồ Tây, dần dần trở thành dòng sông chết, không còn dòng chảy và cũng mất đi khả năng tự làm sạch.

Sông Tô Lịch, đoạn chảy qua quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: Bình Giang, Wikipedia, Public Domain)

Sông Tô Lịch không còn, vượng khí Thăng Long cũng không còn, thành Hà Nội không thể ngăn được quân Pháp.

Năn 1889, người Pháp cho lấp sông Tô Lịch đoạn Hàng Khoai để xây chợ Đồng Xuân. Từ đó sông Tô Lịch cứ bị lấp thu hẹp dần.

Sau này các dự án sông Hồng đã khiến sông Tô Lịch thành con sông chết, ngày nay trở thành con kênh thoát nước của Hà Nội. Từ con sông là long mạch chủ, sông Tô Lịch ngày nay trở thành kênh thoát nước thải cho thành phố Hà Nội.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Quảng Nam: Vùng miền núi đã sạt lở, cảnh báo xuất hiện lũ biên độ từ 2-4 m ở thượng lưu

Mưa lớn kéo dài những ngày qua khiến một số điểm ở huyện miền núi…

3 giờ ago

Tổng thống Putin ký luật cấm ‘tuyên truyền tư tưởng không con cái’

Hôm thứ Bảy (23/11), tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một luật mới cấm…

4 giờ ago

Vụ tử vong nghi bị nhục hình: Một trung úy Công an huyện Long Thành (Đồng Nai) bị bắt

Cuối ngày làm việc với Công an huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), người đàn…

4 giờ ago

Vi khuẩn đường ruột: Chìa khóa mới trong quản lý căng thẳng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…

5 giờ ago

Ung thư là nguyên nhân gây ra 1/4 số ca tử vong sớm ở Anh – Nghiên cứu

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…

5 giờ ago

Mỹ dự kiến ​​công bố hạn chế xuất khẩu mới, liên quan đến 200 công ty chip TQ

Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…

6 giờ ago