Văn Hóa

Thi nhân Đỗ Phủ: Đứng ở trên cao sẽ thấy xung quanh thật nhỏ bé

Con người khi ở vào cảnh giới tư tưởng khác nhau thì sẽ có ý thức tư tưởng khác nhau, chỉ khi ở cảnh giới cao mới có thể nhìn được xa, mới có thể có cái nhìn bao quát toàn diện. Trên thế gian cũng đồng dạng như vậy, bất kể một người nào, nếu có thể leo lên đỉnh một ngọn núi, đứng ở trên cao nhìn ra xa thì chắc chắn người đó sẽ có thể tự mình cảm nhận được sự bao la của vũ trụ và tạo hóa của thiên nhiên. 

(Tranh minh họa: Thời Thanh, Public Domain)

Đỗ Phủ đã viết trong bài “Vọng nhạc” hai câu thơ: “Hội đương lăng tuyệt đính, nhất lãm chúng sơn tiểu” (đứng tận trên đỉnh núi cao chót vót, ngắm nhìn mới thấy núi non xung quanh đều nhỏ bé). Hai câu thơ của Đỗ Phủ tưởng như rất đơn giản nhưng lại hàm chứa một tinh thần kiên cường, bất khuất, hăng hái tiến về phía trước và một khí phách hoài bão cao cả, một tâm thái lạc quan vui vẻ. 

Toàn văn của bài “Vọng nhạc” là:

Đại Tông phu như hà? Tề Lỗ thanh vị liễu.
Tạo hóa chung thần tú, âm dương cát hôn hiểu.
Đãng hung sinh tằng vân, quyết tí nhập quy điểu.
Hội đương lăng tuyệt đính, nhất lãm chúng sơn tiểu.

Tạm dịch nghĩa: Núi Thái Sơn hùng vĩ như thế, núi xanh tươi nhìn không thấy biên giới. Thiên nhiên hội tụ tất cả vẻ đẹp ở nơi đây. Phía nam và phía bắc của ngọn núi dường như được chia thành xế chiều và ban ngày. Nhìn mây bay trên núi, tâm hồn được thanh lọc. Dõi ánh mắt theo đàn chim biến mất vào trong rừng lúc hoàng hôn. Leo lên đỉnh Thái Sơn và nhìn ra xa, những ngọn núi xung quanh trông vô cùng nhỏ bé.

Bài thơ này được Đỗ Phủ viết vào năm Khai Nguyên thứ 23. Năm ấy ông đến Lạc Dương thi với tâm trạng vô cùng phấn khởi nhưng kết quả không ngờ là bị trượt. Sau đó, Đỗ Phủ bắt đầu sống một cuộc sống ngao du. Năm 24 tuổi, ông đến dạo chơi ở núi Thái Sơn và viết bài thơ này. Những lời thoại được Đỗ Phủ cất lên tràn đầy sức sống mãnh liệt của một chàng trai trẻ. Đặc biệt là câu cuối “Hội đương lăng tuyệt đính, nhất lãm chúng sơn tiểu”, nói ra những suy nghĩ trong tâm, cũng đồng thời thể hiện hoài bão, tinh thần không ngại khó, muốn leo lên cao và nhìn xuống mọi thứ. Tính độc lập nổi bật và lý tưởng hào hùng muốn mang lại lợi ích cho thiên hạ là lý do khiến thơ của Đỗ Phủ được truyền tụng rộng rãi trong hàng ngàn năm qua.

Thời cổ, Khổng Tử cũng từng nói qua: “Đăng Đông Sơn nhi tiểu Tề Lỗ, đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ” (lên Đông Sơn thì thấy nước Tề nước Lỗ thật nhỏ bé, lên Thái Sơn thì thấy thiên hạ thật nhỏ bé). Núi Thái Sơn phía đông giáp Hoàng Hải, phía tây giáp với sông Hoàng Hà, nguy nga hùng vĩ, mang khí thế hào hùng, được mệnh danh là “Ngũ Nhạc độc tôn”, “Hoa Hạ thần sơn”. Thái Sơn không chỉ có núi non trùng điệp, rừng rậm và các con suối chảy xiết, mà bên trên còn là những biển mây mù sương mờ mịt. Nơi đây không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp mà những tác phẩm được khắc trên các tấm bia đá còn ẩn chứa các giá trị văn hóa sâu sắc.

Đứng trên đỉnh của ngọn Ngọc Hoàng – ngọn cao nhất của Thái Sơn, dựa vào lan can và phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy những dãy núi trùng trùng điệp điệp, kéo dài ngàn dặm, không khỏi khiến lòng người nổi lên cảm khái vô hạn. “Đứng ở trên cao mới có thể nhìn được xa”, đời người có điều gì là không phải như vậy? 

“Đăng thái sơn nhi tiểu thiên hạ”, lên Thái Sơn thấy thiên hạ thật nhỏ bé, đây là câu danh ngôn mở rộng tầm nhìn và trí tuệ của con người, đồng thời truyền cảm hứng cho con người can đảm tiến lên, là một cách để khuyến khích mọi người cố gắng leo ​​lên đỉnh cao nhất của cuộc đời mà cá nhân có thể đạt đến được. Cũng chính với hoài bão và tinh thần đó, Đỗ Phủ đã tự mình leo lên đỉnh cao của thơ ca cổ đại.

Đời người sẽ luôn có những thất bại, những điều thất ý xảy đến giống như Đỗ Phủ đã từng thi trượt vậy. Nhưng dù là ở vào thời điểm gì, ở hoàn cảnh nào cũng cần luôn giữ được ý chí của mình, không bởi vì một chút suy sụp liền để mình lạc mất phương hướng. Nếu như một người có thể leo tới tận cùng của tâm linh, có thể đạt đến sự tu dưỡng cao thượng, thì dẫu sự nghiệp thất bại, hay không thể hoàn thành chí hướng, tự họ đã đứng ở vị trí bất bại rồi. Những người như vậy đều được hậu nhân hân thưởng ngưỡng mộ. Khổng Tử chu du thiên hạ, không thi hành được đạo của mình, không thể thực hiện được chí hướng tế thế của mình, nhưng cuối cùng hậu thế vẫn coi ông là một vị Thánh nhân.

Người leo núi khi lên tới đỉnh rồi, đứng ở trên cao dõi mắt nhìn xung quanh, từng ngọn núi trùng trùng điệp điệp, với một cái nhìn toàn cảnh và một trái tim rộng mở vô tận, sẽ cảm thấy mình đã đạt được chút thành tựu. Trong đời người cũng vậy, nếu có lòng tin vào bản thân, quyết tâm làm đến nơi đến chốn, kiên trì không ngừng nghỉ thì chúng ta sẽ có được thành tựu không ngờ.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

11 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

17 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

27 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

32 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

32 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

42 phút ago