Văn Hóa

Thượng Phúc: Đất khoa bảng của trấn Sơn Nam xưa

Thượng Phúc xưa kia là huyện thuộc phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam, là đất khoa bảng nổi tiếng, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước như câu ca truyền lại:

Đất linh sinh tuấn kiệt
Văn hiến phát hiền tài
Văn Từ uy linh một cõi
Gương sáng tồn tại muôn đời.

Số người đăng khoa đứng đầu trấn Sơn Nam

Thượng Phúc là huyện đứng đầu số người đăng khoa ở phủ Thường Tín cũng như trấn Sơn Nam. Huyện có 128 người đỗ đại khoa, trong đó 2 người đỗ Trạng nguyên, 3 người đỗ Bảng nhãn, 2 người đỗ Thám hoa.

Văn Từ Thượng Phúc mới được xây dựng lại từ năm 2019. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Thượng Phúc là nơi nổi tiếng khoa bảng, nhiều gia đình nối đời đỗ đạt như họ Vũ làng Ba Lăng, họ Ngô làng Nghiêm Xá, họ Từ làng Khê Hồi.

Năm 1695, tiến sĩ Dương Công Độ lập Văn từ Thượng Phúc, là nơi lưu lại tinh hoa khoa bảng của huyện. Dương Công Độ cũng lập bia cả 4 mặt ghi lại tên tuổi các nhà khoa bảng của huyện. Sau đó Tri huyện Đinh Bá Thường khắc thêm phần bia ký.

Năm 1812, nước lũ kéo đến khiến bức tường Văn từ bị cuốn trôi, Hội Tư văn của huyện quyết định di dời Văn từ đến thôn Văn Hội, xã Văn Bình. Sau đó Văn Từ được phục dựng.

Đến nay Văn từ Thượng Phúc vẫn còn lưu lại tên tuổi các vị hiền tài của huyện, trong đó có cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi. Hậu cung của Văn từ thờ 5 nhà khoa bảng lớn nhất là Nguyễn Trãi, Dương Chính, Trần Trọng Liêu, Dương Trực Nguyên, Nguyễn Ý.

Trong Văn từ có không gian mô phỏng tái hiện việc dạy học và thi cử xưa, có cả cảnh thầy đồ Nguyễn Phi Khanh đang dạy học, phía dưới là bàn học trò. Cạnh đó là quang cảnh trường thi, Nguyễn Tử Tấn ngồi trên cao trông thi, phía dưới các sĩ tử miệt mài làm bài. Cạnh đấy là tiến sĩ Ngô Hoán ngồi uống trà bình thơ.

Mô phỏng việc dạy học ở Thượng Phúc xưa. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Những nhà khoa bảng tiêu biểu

Hậu cung của Văn từ thờ 5 nhà khoa bảng lớn, ngoài Nguyễn Trãi nhiều người đã quen thuộc, khuôn khổ bài viết này giới thiệu 4 người còn lại:

1. Dương Chính

Người dân Thượng Phúc vẫn còn lưu truyền câu truyện về danh Nho nổi tiếng là Dương Chính, thuở trẻ đã có chí dùi mài kinh sử, cha mẹ cho theo học với thấy đồ, ông đỗ Đệ nhị giáp thời vua Lý Huệ Tông.

Ông làm quan được xem là chính trực, có nhiều đóng góp cho Xã Tắc. Khi nghỉ hưu lại về quê dạy chữ Thánh Hiền, rèn luyện sĩ tử. Vì thế mà ông được xem là người “khai khoa truyền thế” tức người đỗ khai khoa, lại truyền lại cho các thế hệ sau con đường khoa bảng. Trong Văn từ, tên tuổi của Dương Chính cũng xếp đầu.

2. Dương Trực Nguyên

Một người họ Dương khác là Dương Trực Nguyên đỗ tiến sĩ thời Lê Sơ, làm quan đến Ngự sử đài thời vua Lê Thánh Tông, là một thành viên trong nhị thập bát tú hội Tào Đàn. Ông là một trong những người hiếm hoi làm quan cả 6 bộ, tham gia biên soạn bộ luật Hồng Đức, góp phần tạo nên thời Hồng Đức thịnh trị suốt 27 năm.

3. Trần Trọng Miêu

Đến thời Lê Trung Hưng, Thượng Phúc cũng là nơi xinh suất ra Trần Trọng Miêu được người thời đó vô cùng kính trọng. Thuở nhỏ ông đã nổi tiếng học giỏi, đỗ tứ trường kỳ thi Hương, được làm Huấn đạo phủ Phụng Thiên, giảng bài trong cung vua.

Khoa thi năm 1733 thời vua Lê Thuần Tông, Trần Trọng Miêu vào đến kỳ thi cuối cùng là thi Đình và đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm 39 tuổi.

Trần Trọng Miêu trải qua nhiều chức vị khác nhau, nhiều lần giúp Triều đình cầm quân dẹp loạn, từng bị quân phản loạn vây bắt nhưng không đầu hàng. Triều đình phong cho ông tước Quận công, về sau thăng chức Đông các học sĩ.

4. Nguyễn Ý

Nhà khoa bảng cuối cùng được thờ ở hậu cung Văn Từ Thượng Phúc là Nguyễn Ý. Năm 1822, nhà Nguyễn lần đầu tiên mở khoa thi lớn dưới thời vua Minh Mạng, khoa thi này không lấy Tam khôi. Nguyễn Ý vượt qua tứ trường kỳ thi Hương, vượt qua kỳ thi Hội. Vào đến thi Đình, ông đỗ đầu tức Đình nguyên.

Đây cũng là khoa thi đầu tiên được khắc bia trong Văn Miếu Huế, có 8 người đỗ đại khoa. Vì Nguyễn Ý đỗ đầu lên tên ông nằm ở đầu tiên.

Nguyễn Ý được đánh giá là nhà khoa bảng tài năng, cũng là nhà sư phạm có tiếng.

Các nhà khoa bảng ở Thượng Phúc sau khi nghỉ hưu thường làm thầy đồ dạy học cho con cháu, đúng như câu nói thời xưa “hết quan, hoàn dân thành thầy đồ”.

Vùng đất văn hiến

Ngoài khoa bảng, Thượng Phúc cũng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, đến nay có 128 làng nghề, trong đó 48 làng được công nhận là làng nghề truyền thống.

Thượng Phúc có 462 di tích tín ngưỡng. Vùng đất này vẫn còn lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như hát chèo, hát trống quân, cùng các lễ hội truyền thống.

Huyện Thượng Phúc xưa kia nay đổi tên thành huyện Thường Tín. Mùng 9 tháng giêng hàng năm được chọn là ngày khai bút đầu xuân, cũng là thời điểm bắt đầu hoạt động của các làng nghề và du lịch. Lễ khai bút đầu xuân cũng là dịp tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, khơi lại niềm tự hào truyền thống khoa bảng của huyện.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

2 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

3 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

4 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

5 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

6 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

7 giờ ago