Từ chỗ hết lòng nghiên cứu lý luận Tây y tại Canada, bác sĩ Vương Nguyên Phủ đã tiếp xúc với việc tu luyện khí công, rồi bắt đầu có hứng thú với Trung y, lý giải được những nút thắt trong y học mà mình vẫn luôn tìm kiếm.
Vương Nguyên Phủ hiện là bác sĩ của Phòng khám Chấn Hưng, thành phố Đào Viên, Chủ tịch Câu lạc bộ Rotary Bát Đức Dương Đức trong giai đoạn từ năm 2011-2012, Chủ tịch sáng lập Câu lạc bộ Rotary Minh tinh Trung Lịch, Giám đốc khu vực của khu Rotary Quốc tế 3501 trong giai đoạn từ năm 2021- 2022 và 2011- 2012, kiêm cố vấn cho thành phố Đào Viên, Đài Loan. Ông từng đạt giải Cựu sinh viên xuất sắc của Đại học Y Trung Sơn năm 2009, Giải thưởng Đóng góp Xã hội của Thành phố Đào Viên năm 2011 và Giải Bạc của Bộ Giáo dục năm 2012. Ông có bằng Cử nhân Y khoa của Đại học Y Trung Sơn và Tiến sĩ Y khoa của Đại học Y học Cổ truyền Nam Kinh.
Năm 1986, Vương Nguyên Phủ tốt nghiệp khoa Y Đại học Y Tôn Trung Sơn. Trong khi hành nghề y, ông đã phát hiện ra nhiều nút thắt trong Tây y: “Ví dụ bệnh nhân cao huyết áp phải dùng thuốc cả đời, bệnh nhân bị mất ngủ phải uống thuốc ngủ liên tục, không uống thì không ngủ được…” Ông cho rằng những bệnh này không thể chữa khỏi chắc hẳn là vì có nguyên nhân sâu xa hơn, nhưng nhiều năm trong nghề cũng không giúp ông giải khai được thắc mắc.
Năm 1997, Vương Nguyên Phủ chuyển đến Canada và sống ở đó 3 năm. Ông dự định học lấy bằng tiến sĩ về y học phương Tây.
Năm 2001, Vương Nguyên Phủ tiếp xúc với Pháp Luân Công. Trong quá trình tập luyện, ông đã trải nghiệm những điều được bàn tới trong giới khí công cũng như giới tu luyện cổ xưa như “khai mở thiên mục, lòng bàn tay phát ra luồng khí rất mạnh, bụng dưới có thứ gì đó đang xoay chuyển”…
Kinh ngạc trước cảm giác chân thật này, ông cuối cùng cũng tin rằng những điều mà cổ nhân nói tới trong quá khứ là có thật. Bởi vậy, thay vì theo đuổi Tây y, Vương Nguyên Phủ đã quyết định theo học tiến sĩ tại Đại học Y học cổ truyền Nam Kinh.
Nghiên cứu và luận án tiến sĩ của Vương Nguyên Phủ lấy cảm hứng rất lớn từ Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Ông cho biết: “Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đề cập rằng các nhà y học vĩ đại thời cổ thực sự có khả năng siêu nhiên, vì họ đều tu luyện. Điều này rất truyền cảm hứng cho tôi, và rất hữu ích với việc hoàn thành luận án tiến sĩ của tôi sau này”, “Chuyển Pháp Luân đã giải thích rõ ràng nội hàm của việc tu luyện trong y học cổ đại”…
Cuối cùng, Vương Nguyên Phủ đã hoàn thành luận án tiến sĩ “Văn hiến và Nghiên cứu về Tam tiêu” (Tam tiêu là phủ của nội tạng, là cơ quan bảo vệ phía ngoài của các tạng phủ) hơn 300.000 từ chỉ trong hơn 1 tháng. “Nếu không có Chuyển Pháp Luân, tôi sẽ không thể làm được điều này một cách chuyên sâu.”
Nói về nhận thức của mình đối với bệnh tật, ông Vương Nguyên Phủ cho rằng một phần lớn căn nguyên của bệnh tật là do tinh thần. Ông cho biết trong các cuốn sách y học cổ đại đều có để cập đến điều này, ví như “Hoàng đế Nội kinh” viết rằng đạo dưỡng sinh tốt nhất là thanh tịnh vô vi, chân khí thuận theo, thủ vững tinh thần, chính là phải coi nhẹ danh lợi, giảm thiểu dục vọng, coi trọng đạo đức.
“Lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc khác với y học phương Tây. Y học cổ truyền Trung Quốc tập trung vào tinh, khí, thần. Về phương pháp cụ thể, chỉ cần chú ý đến cân bằng dinh dưỡng là có thể dưỡng tinh. Cách tốt nhất để dưỡng khí là luyện khí công. Còn để dưỡng thần thì cần coi trọng đạo đức. Trong đó luyện khí công và coi trọng đạo đức không cần tốn tiền, không cần uống thuốc, và có những tác dụng rất thần kỳ.”
Ông Vương Nguyên Phủ cũng viết về những tâm đắc này trong cuốn sách đã xuất bản: “Sức khỏe thể chất và tinh thần: Phương pháp khỏe mạnh không tốn tiền, không dùng thuốc”.
Pháp Luân Công không chỉ cung cấp gợi ý cho công việc y khoa, mà còn rất quan trọng trong cuộc sống của ông Vương Nguyên Phủ, “Chân, Thiện, Nhẫn rất quan trọng đối với đạo đức, tinh thần và sức khỏe của chúng ta”. Hiện cả gia đình ông đều tu luyện Pháp Luân Công. Mối quan hệ vợ chồng của ông đã trở nên hòa thuận hơn, và người con trai cũng tiếp nối cha theo học ngành y.
Ông Vương Nguyên Phủ cũng thường tới các trường học, tổ chức, hiệp hội, cộng đồng Đài Loan, và thuyết trình ở nước ngoài, để nói về cách giữ cho cơ thể và tâm trí được khỏe mạnh.
“Con người đến với thế giới là có mục đích, có sứ mệnh và mục tiêu sống”, ông Vương Nguyên Phủ tâm sự. Ông cho rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông đã tìm thấy mục đích của đời mình.
Dựa theo “Tiến sĩ Y khoa Đài Loan: Chuyển Pháp Luân là một cuốn Thiên Thư“
Đăng trên Minghui.org
Phóng viên Hoàng Vũ Sinh, Đào Viên, Đài Loan
Xem thêm:
Mời xem video:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…