Văn Hóa

Trịnh Đình Kính: Từ đứa bé mồ côi đến doanh nhân thủy tinh nổi tiếng (P2)

Đầu thế kỷ 20, sản phẩm thủy tinh phát triển khắp thế giới. Và mặc dù là nước thuộc địa, người Việt vẫn có sản phẩm thủy tinh cao cấp của mình, khiến người Pháp không còn muốn nhập khẩu thủy tinh từ Pháp nữa.

Doanh nhân Trịnh Đình Kính tại nhà riêng. (Ảnh do gia đình cung cấp)

Thủy tinh Thanh Đức đi khắp thế giới

Trịnh Đình Kính tiếp tục tìm cách cải tiến sản phẩm của mình, cho đa dạng sản phẩm hơn để đáp ứng nhu cầu người dùng. Ông cũng nghiên cứu cho ra thủy tinh không chỉ có màu xanh, mà còn có các màu sắc khác nữa. Sản phẩm thủy tinh Thanh Đức ngày càng được ưa chuộng.

Người Pháp ở Đông Dương đã quen với thủy tinh Thanh Đức, đến lượt các nước thuộc địa của Pháp cũng đặt hàng thủy tinh Thanh Đức. Đơn hàng ngày càng nhiều, Trịnh Đình Kính cũng cho ra đời nhiều sản phẩm hơn để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Ngoài cải tiến và nâng cấp lò nấu và máy móc, Trịnh Đình Kính mất khá nhiều thời gian để vẽ được hoa văn trên thủy tinh, đồng thời cũng thành công trong việc thử nghiệm công nghệ mới: Gọt thủy tinh – đây là bước tiến cách mạng trong ngành thủy tinh.

Nhiều người làm thủy tinh cho rằng ông Kính được truyền cho bí kíp, thực ra kết quả có được là do suốt thời gian dài ông mày mò nghiên cứu thêm bớt và thử các vật liệu mà có được.

Với công nghệ gọt thủy tinh, sản phẩm của Thanh Đức càng đa dạng, đẹp mắt với chất lượng cao, thậm chí người Pháp cũng không còn muốn nhập thủy tinh từ Pháp đến Đông Dương. Thủy tinh Thanh Đức xuất sang cả Pháp và các nước châu Âu.

Thủy tinh Thanh Đức hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường, khiến người Hoa phải rút đi, các xưởng thủy tinh mới của người Việt mọc lên, những ông chủ mới này đều trưởng thành từ xưởng Thanh Đức.

Vua Bảo Đại tặng cho Trịnh Đình Kính “Nam Long Bội tinh” vì đã có công làm rạng danh người Việt. Sản phẩm thủy tinh Thanh Đức 16 lần được tăng thưởng huy chương vàng hội chợ Đông Dương.

Lúc này Nhật Bản đưa quân tấn công Trung Quốc, chiến tranh khiến Trịnh Đình Kính không thể nhập khẩu được loại đá ở Tứ Xuyên rất tốt để làm nồi nấu thủy tinh. Ông lại nghiên cứu tìm ra loại nồi mới được làm bằng đất chịu lửa và đã thành công.

Thiện lương

Thành công của thủy tinh Thanh Đức giúp hàng trăm gia đình có được công ăn việc làm và thu nhập, Trịnh Đình Kính cũng trở thành ông chủ giàu có, thân phận cao quý, dù thế ông rất thương người nghèo khó. Theo lời kể của ông Trịnh Đình Tiến (con trai Trịnh Đình Kính) thì nhiều người ở quê đói khát lên Hà Nôi kiếm sống, ông Kính liền đưa về nhà cho ăn uống tử tế. Vì thế mà khi nào trong nhà cũng có mấy chục người cơ nhỡ đến ở, khi họ ra đi ông mang gạo cho họ.

Bấy giờ diễn ra phong trào Âu hóa, những người thành đạt giàu có đều chuộng bộ vest phục, giày đen của Pháp. Tuy thế ông Kính vẫn chỉ áo dài, khăn đóng nước Nam. Khi đến dự hội chợ Paris, nơi Kinh đô hào nhoáng nhất châu Âu, ông vẫn ăn mặc như thế và cho rằng đó là niềm tự hào của nước mình.

Năm 1945 ở miền bắc diễn ra nạn đói lớn, nhiều cơ xưởng miền bắc phải đóng cửa, tuy thế thủy tinh Thanh Đức vẫn hoạt động với hơn 100 công nhân, nuôi sống được gia đình của họ. Ông Kính cũng xuất 2 vạn đồng Đương Dương cùng kho gạo để cứu dân. Sau đó gia đình ông đi các nơi phát tiền gạo, lập các điểm nấu cháo cho dân chúng, giúp rất nhiều người thoát khỏi cảnh chết đói khi đó.

Quê nhà ông Kính ở làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai nhiều người chết đói. Ông Kính liền cho người chở gạo về quê nhà cứu đói cả làng.

Mất hết tài sản

Năm 1945, Việt Minh giành được chính quyền, tổ chức “tuần lễ vàng” hô hào mọi người đóng góp của cải, nhất là các tư sản nhằm có tiền xây dựng đất nước. Hy vọng Việt Minh có thể mang lại hạnh phúc cho dân chúng, ông Kính đã mang gia tài gồm vài cân đồ trang sức cùng hơn 100 cây vàng cho Việt Minh.

Sau đó ông còn đưa cả nhà cửa đất đai tài sản ở khắp Hà Nội lẫn quê nhà Đôn Thư, số lượng bao nhiêu con cháu ông cũng chẳng nhớ hết. Ngôi nhà gia đình ông đang ở cũng được Việt Minh sử dụng. Chính vì thế mà năm 1947, ông bị người Pháp bắt giữ giam ở Hỏa Lò nhiều ngày vì ủng hộ Việt Minh.

Đến năm 1955, chính quyền sung công nhà máy Thanh Đức, còn ông Trịnh Đình Kính phải đi cải tạo lao động. Sau này ông được thả ra nhưng Nhà máy thủy tinh Thanh Đức đã bị lấy mất, ông chỉ còn căn nhà nhỏ làm nơi để gia đình trú thân. Sau này con cháu ông nhẫn nại mới đòi lại được 100m2 căn nhà cũ ở số 65 Hàng Bồ.

“Trịnh gia thế miếu”

Vào thời điểm đầu thế kỷ 20 khi Trịnh Đình Kính trở nên giàu có, ông về quê ở làng Đôn Thư dựng nhà thờ họ với tư cách là hậu duệ đời thứ 9 của chúa Trịnh Căn. Nhà thờ này được goi là Trịnh gia thế miếu, được chạm khắc tinh xảo lại gần gũi với điêu khắc dân gian. “Trinh gia thế miếu” cũng lưu giữ nhiều hiện vật cùng tư liệu thư tịch cổ như “Thiên hòa danh bách vịnh” của Trịnh Căn, “Đại Nam văn uyển” của Trịnh Sâm v.v..

Ngành văn hóa Hà Nội xem đây là di tích văn hóa quốc gia, mấy lần định xếp hạng di tích cho ngôi miếu nhằm bảo vệ nhưng không thành bởi sự can thiệp ở địa phương.

Sau năm 1954, Ủy ban huyện Thanh Oai đã làm việc với ông Trịnh Đình Kính cùng những người họ Trịnh yêu cầu được mượn để sử dụng tạm ngôi miếu thờ này làm trụ sở huyện ít năm, sau khi trụ sở huyện xây mới xong sẽ trả lại. Ông Kính và con cháu chỉ có thể đồng ý.

Thế nhưng sau khi trụ sở huyện được xây xong thì huyện không trả lại, mà dùng làm trụ sở cho xã Kim Thư, dù ông Kính không đồng ý.

Trước khi mất ông Kính chỉ còn lại ngôi nhà nhỏ cho con cháu. Ông di chúc dặn dò con cháu phả kiên trì đòi lại Trịnh gia thế miếu cho gia tộc họ Trinh. Con trai của ông là Trịnh Đình Tiến nghe lời kiên trì kêu cứu khắp nơi, và phải mãi đến tận đến tháng 12 năm 1989 sự kiên trì này mới có kết quả khi Chủ tịch xã Kim Thư là Nguyễn Công Bạ đã mời đại diện gia đình đến ủy ban để nhận quyết định trao trả Trịnh gia thế miếu.

Gia đình ông Tiến vô cùng hân hoa, nhưng niềm vui ấy chỉ diễn ra đúng 5 ngày, bởi vì 5 ngày sau đó lại có quyết định khác cấp ở cấp cao hơn. Huyện Thanh Oai cưỡng chế thu hồi lại Trịnh gia thế miếu, kèm theo đó là một quyết định khác cách chức chủ tịch xã Nguyễn Công Bạ vì tùy ý giao nhà cho tư sản.

Sau đó Trịnh gia thế miếu tiếp tục làm trụ sở của Ủy ban xã Kim Thư. Đến khi xã Kim Thư có trụ sở mới thì ngôi miếu này dùng làm nhà trẻ của xã. Đến khi nhà trẻ xã được xây mới khang trang thì Thế miếu vẫn không được giao trả. Theo năm tháng ngôi miếu Trịnh gia thế miếu bị đập phá bớt và thay đổi kiến trúc, dần trở nên hoang tàn.

Người con trưởng Trịnh Đình Tiến theo di chúc cố đòi lại Trịnh gia thế miếu làm nơi thờ tự cho gia tộc, nhưng đến năm 2021 thì ông mất mà không sao thực hiện được ước nguyện cuối cùng của cha mình.

(Hết)

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng
Tags: doanh nhân

Recent Posts

Ông Donald Trump trở về Washington trước lễ nhậm chức bằng máy bay quân sự

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đến Washington D.C vào tối thứ Bảy (18/1,…

2 giờ ago

Người thực sự có năng lực sẽ hiểu về ‘định luật nấm’

Nếu nói một người xuất chúng có điều gì là đặc biệt nhất, thì chính…

2 giờ ago

Có ai còn nhớ nước mắm tĩn không?

Nước mắm hồi đó đựng trong những tĩn sành, giống như trái bưởi cắt phẳng…

3 giờ ago

Vị quan thời Lê Trung Hưng được vua Lê ví như “Thái Sơn Bắc Đẩu”

Hồ Sĩ Dương làm quan đầu triều, đóng góp lớn cho Giang Sơn Xã Tắc…

3 giờ ago

Lịch sử lâu đời của nghệ thuật hội họa Trung Hoa

Hội họa Trung Hoa thời xưa chẳng những có lịch sử lâu đời mà còn…

3 giờ ago

Ông Trump nói ông “rất có thể” sẽ ra lệnh trì hoãn cấm TikTok thêm 90 ngày

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump nói trên truyền thông vào thứ Bảy…

3 giờ ago