Danh tướng Phạm Ngũ Lão – P1: Vài chuyện dã sử

Phạm Ngũ Lão là một tướng tài nhiều công trạng trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 và thứ 3. Không chỉ thế, ông đã cầm quân nhiều lần đánh bại Chiêm Thành và Ai Lao. Cũng có nhiều câu chuyện mang tính truyền kỳ về danh tướng Phạm Ngũ Lão được dân gian lưu truyền lại.

(Tranh minh họa của họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online)

Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay là làng Phù Ủng xã Phù Ủng huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Theo gia phả họ Phạm thì ông là cháu 8 đời của danh tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.

Thuở nhỏ Phạm Ngũ Lão chăm chỉ học tập, đọc sách, luyện cả văn lẫn võ. Ông lớn lên trong cảnh đất nước chuẩn bị cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, Triều đình kêu gọi trai tráng nhập ngũ, trân trọng người có tài.

Chuyện thi võ trạng nguyên

Phạm Ngũ Lão lên kinh ứng thí võ trạng nguyên. Trong cuộc thi bắn cung, thay vì bắn vào mục tiêu cắm sẵn, Phạm Ngũ Lão lại giương tên bắn vào dải cờ đang bay của triều đình. Mũi tên bay trúng đích khiến dải cờ rơi xuống đất, nhưng chính vì điều này mà ông bị khép tội và bị đuổi trở về quê.

Về chuyện bắn rơi dải cờ của triều đình, cũng có tài liệu cho rằng không phải Phạm Ngũ Lão bắn rơi dải cờ ở kỳ thi ứng thí võ trạng nguyên, mà là Phạm Ngũ Lão tình cờ gặp gia tướng của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô đang tập bắn cung. Địa Lô được xem là người bắn cung giỏi nhất thời đó. Phạm Ngũ Lão xin thử sức nhưng không bắn vào mục tiêu cắm sẵn mà bắn vào dải cờ đang bay trên cao, mũi tên trúng đích khiến dải cờ rơi xuống đất.

Nguyễn Địa Lô kinh ngạc phát hiện anh chàng này còn giỏi hơn cả mình liền dẫn ra mắt Hưng Đạo Vương. Nào ngờ các gia thần bắt Phạm Ngũ Lão vì dám bắn vào dải cờ của triều đình, nhưng thấy còn trẻ nên tha cho trở về bản quán.

Chuyện đan sọt

Câu chuyện Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường gặp kiệu của Hưng Đạo Vương đã trở nên nổi tiếng.

Bấy giờ Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách binh thư nên không biết quan quân đến.

Một người lính dẹp đường quát, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo đâm vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Thấy vậy Hưng Đạo Vương đích thân đi tới.

Trong “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ thì khi Hưng Đạo Vương hỏi vì sao bị đâm chảy máu mà vẫn ngồi đấy, Phạm Ngũ Lão đáp rằng đang nghĩ đến mấy câu trong binh thư nên không nghe thấy gì cả.

Hưng Đạo Vương liền hỏi về bình thư và mưu lược, Phạm Ngũ Lão đều ứng đối trôi chảy. Hưng Đạo Vương hiểu đây chính là nhân tài mà mình cần, liền quyết định đưa Phạm Ngũ Lão về kinh để tiến cử lên Vua.

Phạm Ngũ Lão lại xin cho được về nhà xin phép mẹ trước rồi sẽ tự đến quân doanh. Điều này càng khiến Hưng Đạo Vương biết mình đã không nhìn nhầm người.

Thu phục cấm vệ quân

Sau khi đưa Phạm Ngũ Lão về Triều, Hưng Đạo Vương liền tiến cử lên vua để ông giữ chức chỉ huy cấm vệ quân. Thế nhưng cấm vệ quân tinh nhuệ biết Phạm Ngũ Lão chỉ là tay xuất thân nông dân, được giữ chức chỉ huy cấm quân chỉ là nhờ Hưng Đạo Vương tiến cử, nên họ không phục, tâu với Vua xin được tổ chức đấu võ.

Phạm Ngũ Lão bằng lòng thách đấu, nhưng xin được về quê 3 tháng. Về quê ông luyện võ, ngày nào cũng ra cái gò lớn ngoài đồng để nhảy lên, mãi cho đến khi cái gò sạt mất một nửa.

Hết hạn ông quay về Triều đấu với đám cận vệ. Phạm Ngũ Lão lúc này thân thủ rất nhẹ nhàng, có thể đấu với vài chục người, từ đó cấm vệ đều bái phục chịu tài.

Con rể Hưng Đạo Vương

Bấy giờ con gái Hưng Đạo Vương là Anh Nguyên cảm mến Phạm Ngũ Lão, Hưng Đạo Vương cũng rất vừa lòng vì Phạm Ngũ Lão thể hiện được tài năng hiếm có của mình.

Nhưng theo quy định của triều Trần thì người trong dòng họ sẽ kết hôn lẫn nhau, chứ không lấy người ngoài. Quy định này do Thái sư Trần Thủ Độ đưa ra.

Có hai lý do cho quy định này, thứ nhất là Trần Thủ Độ sinh ra tại thảo nguyên Mông Cổ, nơi đây anh em con chú con bác, cô cậu hay con dì đều có thể lấy nhau, Trần Thủ Độ bị ảnh hưởng bởi tập tục này. (Xem bài: Lý giải tường tận con người Trần Thủ Độ qua xuất thân và lá số tử vi)

Mặt khác nhà Trần được thành lập do Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng phải trao ngôi Vua cho chồng là Trần Cảnh, vì thế mà ông không muốn người trong dòng tộc lấy người ngoài để tránh bị cướp ngôi.

Theo lịch sử thì Hưng Đạo Vương có thể gả quận chúa Anh Nguyên của mình cho Phạm Ngũ Lão vì quận chúa Anh Nguyên chỉ là con gái nuôi.

Cũng có nguồn cho rằng quận chúa Anh Nguyên là con gái ruột của Hưng Đạo Vương, tuy nhiên cảm mến Phạm Ngũ Lão. Hưng Đạo Vương cũng ưng Phạm Ngũ Lão nên đã nhận rằng quận chúa Anh Nguyên chỉ là con nuôi để có thể gả cho Phạm Ngũ Lão.

Xem phần 2

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

14 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

22 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

39 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago