Việc xử phạt gian lận thi cử thời xưa

Các triều đại xưa kia thông qua khoa cử để tìm chọn nhân tài cho đất nước. Rất nhiều các bậc danh nhân hiền tài đều xuất thân từ các kỳ thi khoa bảng. Vì sự quan trọng của kỳ thi, việc gian lận thi cử bị xử lý rất nghiêm khắc.

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu, ban đầu dùng để thờ các bậc Thánh Hiền, nơi học tập của các Hoàng Gia. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, đây được xem là trường đại học đầu tiền của Việt Nam, rất nhiều nhân tài giúp Giang Sơn Xã Tắc giàu mạnh đều xuất thân từ ngôi trường này.

Năm 1075 đánh dấu kỳ thi khoa bảng đầu tiên nhằm chọn hiền tài phụng sự Xã Tắc. Từ đó các Triều đại đều thông qua kỳ thi khoa bảng để tìm ra nhân tài.

Việc thi cử vô cùng nghiêm khắc. Nếu mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị gông cùm 1 tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào thì sĩ tử đi thi hay quan coi thi đều bị trị tội. Nếu vi phạm rất nặng thì có thể bị khép vào tội chết.

Tranh vẽ cảnh trường thi xưa. (Le Petit Journal, 28/7/1895)

Lịch sử khoa bảng đã ghi nhận những trường hợp gian lận thi cử và bị xử rất nặng.

Bị xử tử vì giúp con Tể tướng gian lận thi cử

Thuở xưa việc bổ nhiệm quan tước được kiểm soát chặt chẽ, vì thế mà dù là con quan lớn nhưng nếu không có tài năng hay đỗ đạt gì thì cũng khó lòng bổ nhiệm.

Thời Lê Trung Hưng, Lê Hy làm quan đến Tham tụng (tương đương Tể tướng đầu triều). Trong việc thi cử của con trai, Lê Hy đã nhờ cậy các quan giám khảo xem giúp. Sự việc này được ghi chép lại trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, tóm lược như sau:

Kỳ thi Hương năm 1696, Ngô Sách Tuân được cử làm phó chủ khảo trường thi ở Thanh Hóa. Trước khi đi ông được Tham tụng Lê Hy gửi gắm vì con trai mình thi trường ấy.

Sau khi ráp phách, thấy con trai Lê Hy không đỗ, Ngô Sách Tuân liền đưa bài thi ấy cho quan giám khảo nói phê lấy đỗ. Chủ khảo trường thi là Phó Đô ngự sử Ngô Hải phát hiện ra, nhưng vì biết đây là bài của con quan Tham tụng, nên dấu việc ấy. Tuy nhiên quan Tham chính Phan Tự Cường biết được và tâu lên chúa Trịnh.

Triều đình khép Ngô Sách Tuân vào tội chết, Ngô Hải bị mất chức, nhiều quan khác bị phạt và mất chức. Phan Tự Cường được thăng chức làm Thiêm đô Ngự sử.

Sự việc này mặc dù dừng ở đây, nhưng các quan chép sử đời sau cũng có nhiều lời bàn, chủ yếu là bởi vì Phan Tự Cường chỉ biết hạch tội Sách Tuân mà không một lời nào đả động đến Lê Hy, chính là so với người nịnh hót Lê Hy cũng chẳng hơn kém nhau bao nhiêu vậy.

Có mỗi một khoa thi Hương, kẻ đỗ cao nhất cũng chỉ là Cử nhân, vậy mà danh dự hỏng một cách thảm hại lại là bốn vị Tiến sĩ lừng danh: Lê Hy, Ngô Sách Tuân, Phan Tự Cường và Ngô Hải.

Cao Bá Quát suýt bị khép vào tội chết

Thời vua Thiệu Trị vào khoa thi năm 1841, Cao Bá Quát được cử làm sơ khảo trường thi ở Thừa Thiên. Khi chấm thi ông thấy có một số bài văn hay nhưng phạm húy, ông vẫn phê đậu, nhưng nghĩ bụng khi bài đến tay người khác chấm lại cũng sẽ bị phê rớt vì phạm húy.

Không muốn chỉ vì lỗi nhỏ mà đánh trượt mất người có tài, Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy muội đèn làm mực (vì quy định quan giám khảo không được mang mực vào trường thi) chữa cho 24 bài phạm húy. Trong 24 bài này có những bài làm rất tốt, có 5 người sau đó đỗ cử nhân.

Thế nhưng với quy chế chấm và coi thi chặt chẽ, thì Bộ Lễ và Viện Đô sát phát hiện sự việc này. Cả Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị bắt. Cao Bá Quát nhận hết tội về riêng mình, ông nói: “Tôi thấy các bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”.

Án được dâng lên Vua, sau khi xem xét Vua đồng ý với bản án tử. Thế nhưng sau đó nhận thấy Cao Bá Quát làm việc này không có ý đồ làm lợi gì cho riêng mình hay chủ ý giúp đỡ cho ai đó, mà là vì không muốn đất nước mất đi nhân tài. Chính vì thế Vua quyết định xóa án tử, xử Cao Bá Quát làm phục dịch 3 năm cho các tàu đi công cán nước ngoài.

Về việc này nhà Vua nói rằng: “Chọn người tài giỏi là một điển lễ long trọng, bọn Quát dám làm trái phép như thế, khép vào tội nặng cũng đáng. Song ta nghĩ do sự khờ dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác, còn có thể khoan tha cho tội xử tử.” (Đại Nam thực lục).

Đồng thời Vua cho 5 người được đỗ cử nhân do Cao Bá Quát sửa bài được thi lại. Trong kỳ thi này chỉ có 1 người bị trượt. Hai năm sau, đến năm 1843, Cao Bá Quát mới lập công chuộc và được tha.

Lại bàn một số trường hợp gian lận thi cử khác

Năm 1834 chủ khảo trường thi Nghệ An là Nguyễn Tú đã đổi quyển thi của sĩ tử bị rớt để được đậu cử nhân, tòng phạm có giám khảo tên Ngạn Thế. Chủ khảo Nguyễn Tú bị giam chờ hành quyết, đồng phạm là Ngạn bị xử tội lưu. Sĩ tử Nguyễn Văn Giao và Nguyễn Thái Đễ bị phạt đánh 100 trượng, suốt đời không được đi thi.

Thời nhà Nguyễn cấm các quan mang giấy và mực vào trường thi để tránh sửa bài cho sĩ từ. Năm 1876 phúc khảo Nguyễn Huy Hoán mang hộp mực đen vào trường thi liền bị phạt đánh 100 trượng và bị cách chức phải về quê.

Tuy nhiên chuyện gian lận thi cử đáng tiếc nhất phải kể tới trường hợp của Lê Quý Đôn. Trong cuốn “Lối xưa xe ngựa”, tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh chép chuyện này như sau:

Nổi tiếng hơn nữa là vụ án Lê Quý Kiệt / Đinh Thì Trung, Khoa Thi Hội 1775, Lê Quý Đôn điều đình với học trò giỏi của mình là Đinh Thì Trung đổi quyển cho con mình là Lê Quý Kiệt. Kết quả Kiệt đậu Thủ khoa. Khoa ấy vua Lê, chúa Trịnh đánh cuộc, vua Lê cho Thủ khoa sẽ về tay Kiệt vì Kiệt là con Lê Quý Đôn, tất học giỏi; Chúa Trịnh đã biết học lực Thì Trung nên đánh cuộc Trung sẽ đỗ dầu và định bụng hễ đỗ là sẽ trọng dụng ngay. Chúa Trịnh thua cuộc, không chịu, duyệt lại văn bài, khám phá ra vụ đổi quyển. Thì Trung cáo tố Lê Quý Đôn làm chủ sự. Vì Lê Quý Đôn làm quan to, Trịnh Sâm bỏ đi không phạt và Lê Quý Kiệt chỉ bị giam rồi giáng xuống làm dân thường, Thì Trung bị đầy đi An Quảng. Người đương thời làm câu đối giễu:

Quý Kiệt hoàn dân, tăng Duyên Hà chi đinh xuất
Thì Trung phát phối, chấn An Quảng chi văn phong.

Vậy là cũng một khoa thi Hội, mà nhà bác học Lê Quý Đôn để một nét nhơ trong danh vọng của mình, con ông thì từ đó không thể cất đầu lên được, còn người học trò giỏi nhất của ông thì bị mai một mất. Đây đều là đạo làm thầy làm cha không nghiêm mà ra, là một trong những quyết định mà hậu nhân cho rằng đáng tiếc nhất trong đời Lê Quý Đôn.

Các khoa thi xưa kia là nơi Triều đình biết đến và trọng dụng hiền tài, vì thế mà các kỳ thi đều có quy chế rõ ràng và rất nghiêm khắc. Các trường hợp giám khảo gian lận giúp sĩ tử thi đỗ khi bị phát hiện thì xử lý rất nghiêm khắc. Nhiều người đỗ đạt trong lịch sử khoa bảng nước ta đều trở thành các bậc hiền tài phụng sự cho Giang Sơn Xã Tắc.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: SOS: “Dâm thư” nguy hiểm đang núp bóng sách dành cho trẻ em 

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

13 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago