Trong một buổi phỏng vấn việc làm, bữa tiệc, hẹn hò, hay thảo luận với sếp, chúng ta thường cố gắng gây ấn tượng với đối phương bằng một số điểm mạnh của bản thân. Nhưng có một số điều sẽ không giúp bạn tỏa sáng. Sau đây là 5 điều mà người ta hay khoe khoang về bản thân nhưng thật ra lại có tác dụng ngược:
Ý nghĩa thực sự của câu nói này: “Tôi liên tục bị phân tâm”.
Không ai “giỏi” trong làm việc đa nhiệm cả. Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Stanford phát hiện rằng làm nhiều việc cùng lúc làm giảm năng suất.
Tệ hơn nữa, đa nhiệm có tác động xấu lên sự tập trung và trí nhớ của bạn, ảnh hưởng xấu đến khả năng chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác. Thêm nữa, nhóm nghiên cứu Stanford đã phát hiện rằng những người chuyên làm việc đa nhiệm cũng thiếu hiểu biết chuyên môn sâu sắc. Những người đa nhiệm nhiều nhất thường nghĩ rằng họ đang làm tốt công việc, nhưng trên thực tế, họ làm việc tệ hơn so với các đồng nghiệp cùng cấp.
Bạn có thể hoàn thành tốt danh sách dài công việc cần làm hay thực hiện tốt việc xử lý ưu tiên, nhưng khả năng là bạn không giỏi làm việc đa nhiệm. Vậy, lần tới hãy thử nêu một điểm mạnh khác thay vì cố chứng tỏ rằng bạn có thể xử lý 12 tác vụ cùng một lúc.
Ý nghĩa thực sự của câu nói này: “Mất ngủ đang hành hạ tôi”.
Nhiều người nổi tiếng và chủ doanh nghiệp cho rằng ngủ ít hơn đồng nghĩa với việc có nhiều thời gian làm việc hơn. Donald Trump, Tim Cook, Martha Stewart, Condoleezaa Rice và Jack Dorsey là những người thuộc nhóm “quý tộc ngủ ít”.
Nhưng ca ngợi việc thiếu thời gian nghỉ ngơi là một hiện tượng lạ lùng. Bộ não của bạn cần thời gian nghỉ để có thể hoạt động tốt nhất và các nghiên cứu đã liên kết việc thiếu ngủ với nhận thức kém. Chúng ta biết rằng thiếu ngủ sẽ làm giảm sự chú ý, làm giảm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, làm suy yếu quá trình ra quyết định. Thiếu ngủ mãn tính gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn. Đó không phải là một thứ mà mọi người nên cảm thấy ấn tượng.
Ý nghĩa thực sự của câu nói này: “Những tiêu chuẩn ngoài tầm với làm tôi khó xoay xở”.
Cái nhãn cầu toàn không phải là một huy chương vẻ vang. Người cầu toàn thường thiết lập các tiêu chuẩn cao phi thực tế cho mình. Kết quả là, họ phải vật lộn hoàn thành công việc bởi vì kết quả không bao giờ theo kịp sự mong đợi của họ.
Trong một số lĩnh vực, tính cầu toàn là tự nhiên, ví như nếu bạn đang thực hiện phẫu thuật tim, bệnh nhân thích bạn là người cầu toàn, nhưng người cầu toàn thực sự mong đợi sự hoàn hảo trong mọi lĩnh vực cuộc sống của họ.
Họ thiết lập những kỳ vọng cao phi thực tế cho những người khác, điều này làm họ trở thành nhà lãnh đạo khắc nghiệt. Họ không dung thứ cho những sai lầm và tiêu chuẩn cao sẽ khiến cấp dưới che giấu những sai lầm, chứ không tìm cách để sửa chữa.
Các nghiên cứu cũng cho thấy người cầu toàn có nguy cơ bị kiệt sức, các vấn đề về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần nhiều hơn. Vì vậy, trước khi bạn nói về “sự cầu toàn”, hãy nghĩ kĩ xem đó có phải là một sự khoe khoang thích hợp hay không.
>> 12 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu rằng nội tâm bạn đang gặp vấn đề
Ý nghĩa thực sự của câu nói này: “Tôi không muốn thử thách bản thân mình và tôi sợ rằng tôi không thể đối mặt với thất bại”.
Có một sự khác biệt lớn giữa cố gắng thành công và cố gắng tránh thất bại. Nếu mục tiêu và lòng can đảm của bạn tập trung vào việc không thất bại, bạn sẽ không thể sống đúng với tiềm năng của mình.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người né tránh thất bại không làm phong phú cuộc sống của họ. Họ chấp nhận những mục tiêu giúp họ trông có vẻ tốt và chỉ thử những điều mới khi họ khá chắc chắn rằng họ sẽ thành công.
Động cơ của họ xuất phát từ mong muốn cung cấp nhiên liệu cho cái tôi của chính mình, chứ không phải là sự quan tâm đến việc phát triển cá nhân. Những người từ chối thất bại cũng thường có khuynh hướng mắc bệnh thành tích, như gian lận, bởi vì họ không thực sự quan tâm đến học tập.
Thay vì từ chối sai lầm của bạn, hãy rút ra bài học kinh nghiệm từ chúng. Hãy thừa nhận rằng bạn đã chuyển biến thất bại thành một cơ hội học tập mà làm cho bạn tốt hơn so với trước đây.
>> Tại sao các CEO vĩ đại không bao giờ có người kế vị vĩ đại?
Ý nghĩa thực sự của câu nói này: “Tôi đang phải trả giá vì nghiện làm việc”.
Có rất nhiều người tin rằng bận rộn mọi lúc và mỗi ngày là chìa khóa thành công. “Làm việc trong khi người khác ngủ”, “Hãy để họ vui chơi trong khi bạn làm việc”, và những câu trích dẫn trên Internet cho bạn biết rằng thành công gắn liền với số giờ bạn làm việc mỗi ngày. Những những nghiên cứu cho thấy rằng làm việc hơn 50 giờ một tuần thường gây hại nhiều hơn là lợi ích, và nghiện công việc làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu đã liên kết nghiện làm việc với một loạt các rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn khả năng tập trung, lo âu và trầm cảm. Làm việc liên tục nhiều ngày cũng gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và khả năng ứng phó với stress.
Vì vậy, thay vì tự hào vì tự hào là bạn luôn sẵn sàng 24/7, hay bạn sẵn sàng hy sinh thời gian rảnh vì công việc, hãy tập trung nhiều hơn vào năng suất. Vấn đề không phải là bạn làm việc bao nhiều giờ, vấn đề là bạn làm được bao nhiêu trong thời gian làm việc.
>> GS Harvard: Quá bận rộn hay quá nghèo trong thời gian dài làm người ta thiển cận
Hãy chắc rằng những đặc tính tích cực của bạn luôn tỏa sáng
Khi bạn đang nói về thái độ tích cực, tài năng đặc biệt của mình, hãy chắc rằng bạn thực sự cảm thấy chúng tốt. Nếu không, những “điểm mạnh” mà bạn khoe khoang có thể biến thành điểm yếu.
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…