Việc ăn một ít gừng có thể tránh được ảnh hưởng của đồ uống lạnh và thức ăn lạnh đến dạ dày. (Ảnh: Shutterstock)
10 công thức chế biến đơn giản với những thực phẩm chống viêm của Trung y không chỉ giúp nhuận phế, đào thải độc tố mà còn tăng cường miễn dịch trong những ngày lạnh giá.
Bạn có biết rằng chỉ cần một chế độ ăn uống hợp lý, chúng ta có thể thanh lọc các chất độc khỏi phổi và củng cố hệ miễn dịch? Dưới đây là 10 công thức chống viêm, làm sạch phổi có thể dễ dàng áp dụng mỗi ngày.
Theo Trung y, tuyết nhĩ (nấm trắng), mộc nhĩ đen, củ sen, nghệ, gừng, kỷ tử, lê, táo đỏ, óc chó và mật ong có công dụng bổ phổi. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng những thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tăng cường miễn dịch.
Theo Trung y, tuyết nhĩ, còn gọi là nấm tuyết, có tác dụng bổ sung tân dịch và nhuận phế, đặc biệt hữu ích trong những mùa hanh khô. Loại nấm này rất giàu polysaccharide, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Củ sen chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp thanh phế, hóa đàm và tăng cường miễn dịch.
Củ sen, cùng với ớt chuông đỏ và vàng, đều là nguồn vitamin C dồi dào. Nghiên cứu cho thấy vitamin C từ thức ăn có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi, trong khi vitamin C từ thực phẩm chức năng lại không mang đến hiệu quả đó.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Mộc nhĩ đen vừa là thực phẩm vừa là dược liệu trong Trung y, có tác dụng nhuận phế và thanh nhiệt. Loại nấm này còn giàu sắt, chất xơ và polysaccharide, giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ mộc nhĩ đen có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi và cải thiện hệ vi sinh đường hô hấp.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Lê chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp hóa đàm và duy trì độ ẩm cho phổi. Đây là loại trái cây rất thích hợp để ăn trong mùa hanh khô. Nghiên cứu cho thấy lê giàu polyphenol và flavonoid, có tác dụng cải thiện dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp như hen suyễn.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Theo Trung y, quả óc chó có tác dụng ôn phế, chỉ khái (giảm ho) và bổ thận. Loại hạt này giàu chất chống oxy hóa như axit béo omega-3 và polyphenol, giúp chống viêm phổi. Nghiên cứu cho thấy người cao tuổi ăn khoảng 28–56g óc chó mỗi ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm sau hai năm.
Omega-3 không chỉ bảo vệ hệ tim mạch mà còn rất quan trọng đối với sức khỏe phổi. Một nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân xơ phổi, nồng độ omega-3 trong huyết tương càng cao thì khả năng trao đổi khí CO₂ càng tốt, kéo dài thời gian sống mà không cần ghép phổi, bất kể tiền sử hút thuốc hay bệnh tim mạch.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Gừng có tác dụng ôn ấm cơ thể, hóa đàm và chỉ khái (giảm ho). Hoạt chất chính trong gừng là gingerol, có đặc tính kháng viêm mạnh. Một số nghiên cứu còn phát hiện rằng chiết xuất gừng giúp thư giãn cơ trơn đường hô hấp, chống viêm và hỗ trợ cải thiện bệnh hen suyễn.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Trong Trung y, táo đỏ được xem là dược liệu lý tưởng để bổ huyết và dưỡng phế. Loại quả này giàu polysaccharide và vitamin, giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ hệ hô hấp.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy polysaccharide từ táo đỏ có thể nâng cao khả năng miễn dịch của tế bào, giúp chống lại mầm bệnh và điều hòa các cytokine tiền viêm.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Nghệ là một loại gia vị có tác dụng kháng viêm, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm viêm mãn tính ở phổi. Nghiên cứu cho thấy curcumin – hợp chất có trong nghệ – có khả năng giảm viêm và tổn thương phổi đáng kể.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phế và giảm ho, đặc biệt hữu ích trong việc làm dịu ho khan và giảm khó chịu ở cổ họng. Một nghiên cứu của Đại học Oxford kết luận rằng mật ong giúp cải thiện triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị thông thường, đồng thời là một lựa chọn thay thế rẻ tiền cho kháng sinh.
Uống nước chanh mật ong vào buổi sáng giúp thanh phế và dịu họng rất tốt.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Kỷ tử là một dược liệu trong Trung y, giàu polysaccharide, vitamin C và carotenoid, giúp bảo vệ phổi và tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy polysaccharide trong kỷ tử có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi bằng cách ngăn chặn chu kỳ tế bào hoặc kích hoạt quá trình tự chết của chúng.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Những món ăn trên đều là các công thức truyền thống của Trung y, được khoa học hiện đại chứng minh có lợi cho sức khỏe. Thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày là một cách đơn giản và ngon miệng để tăng cường miễn dịch, đặc biệt trong mùa thu và đông lạnh giá.
Dương Cảnh Đoan, theo The Epoch Times
Nữ chủ cơ sở trông giữ trẻ cho biết phát hiện bé gái người tím…
Rebekah Koffler, nhà phân tích tình báo quân sự chiến lược, bình luận về diễn…
Tổng thống Trump cho biết sẽ công bố mức thuế quan từ 25% đối với…
Các học viên Pháp Luân Công được mời đến phát biểu tại một số cuộc…
Người đàn ông đánh em học sinh lớp 11 do va chạm khi dừng đèn…
Giới chức TP.HCM ước tính có khoảng 6.291 cán bộ, công chức, viên chức, người…