Sức Khỏe

Cảm lạnh và cúm mùa: 6 bài tập giúp hồi phục nhanh chóng

Mặc dù những năm gần đây, một số loại virus nhất định nhận được nhiều sự chú ý, nhưng từ góc độ y học, ngay cả những căn bệnh theo mùa thông thường như cảm lạnh và cúm mùa cũng luôn là một thách thức lớn vào thời điểm này trong năm. Mỗi năm, virus cúm mùa lây nhiễm cho hàng triệu người và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Hàng triệu người khác thì phải chịu đựng giai đoạn hồi phục kéo dài từ những đợt nhiễm virus tưởng chừng không bao giờ dứt. May mắn thay, các bài tập nhẹ nhàng có thể góp phần giúp hồi phục nhanh chóng. 

(Ảnh: Shutterstock)

Trong những ngày đầu khi bị cúm mùa hoặc cảm lạnh nặng, chúng ta hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nằm bẹp trên ghế với những cơn ho, hắt hơi và sự khó chịu. Tuy nhiên, mặc dù nghỉ ngơi là cần thiết, nhưng nhiều người lại thường nằm trên ghế quá lâu.

Dù khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về sự khác biệt giữa phục hồi bằng vận động và phục hồi thụ động, nhưng các chuyên gia cho biết nhiều bệnh nhân hồi phục tốt hơn khi kết hợp vận động nhẹ. Việc hoạt động trở lại một cách cẩn thận có thể giúp cơ thể hồi phục tốt hơn so với chỉ nằm nghỉ ngơi.

Các bài tập sau đây đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liệu chúng có phù hợp với mình hay không.

6 bài tập giúp hồi phục sau cảm lạnh và cúm mùa

  1. Đi bộ sải bước dài

Đi bộ là một hoạt động tuyệt vời với ít tác động lên cơ thể. Đây cũng là một trong số ít những hoạt động mà chúng ta vẫn duy trì ngay cả khi bị ốm, vì vẫn cần đứng dậy đi vệ sinh. Khi bắt đầu cảm thấy khá hơn, đi bộ cũng là hoạt động đầu tiên mà chúng ta thực hiện nhiều hơn. Một ưu điểm khác của đi bộ là bạn có thể điều chỉnh cường độ tùy theo tình trạng sức khỏe của mình.

Bước 1: Bắt đầu với 5 phút đi bộ ở tốc độ vừa phải. Trong những ngày tiếp theo, tăng dần thời gian lên theo từng bước 5 phút cho đến khi đạt 30 phút. 

Ngay cả khi chưa hoàn toàn khỏe mạnh, bạn vẫn có thể thực hiện bài tập đi bộ sải bước dài này.

Bước 2: Đi chậm hơn nhưng bước dài gấp đôi so với bình thường. Trong vài ngày tiếp theo, tăng thời gian đi bộ lên theo từng bước 5 phút cho đến khi đạt 30 phút.

  1. Vươn tay qua đầu khi ngồi hoặc đứng

Động tác vươn tay qua đầu là một bài tập tổng hợp tuyệt vời, tác động đến nhiều nhóm cơ ở phần trên cơ thể. Bài tập này mang lại hiệu quả rõ rệt mà không đòi hỏi quá nhiều sức lực và có thể thực hiện khi ngồi hoặc đứng.

Lưu ý: Hãy bắt đầu với tư thế ngồi, nhưng nếu có thể, hãy chuyển sang tư thế đứng để tăng hiệu quả.

Bước 1: Ngồi thẳng lưng ở mép ghế, hai bàn chân đặt song song trên sàn, hai lòng bàn tay đặt trên đùi.

Bước 2: Từ từ nâng hai tay lên cao qua đầu, sau đó vươn hết mức để kéo giãn cơ thể.

Bước 3: Giữ tư thế này trong 2–3 giây, sau đó từ từ hạ tay xuống về vị trí ban đầu.

Cố gắng thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 20 lần. Bạn có thể điều chỉnh số hiệp và số lần lặp sao cho phù hợp với thể trạng của mình.

(Ảnh: Ceridwen Hunter/The Epoch Times)

  1. Dậm chân tại chỗ

Bài tập bước tại chỗ là một cách tuyệt vời để tăng cường độ vận động mà không cần phải đi bộ nhanh – điều mà nhiều người có thể không muốn thực hiện khi đang hồi phục sau mắc cúm mùa hoặc cảm lạnh.

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông, hai tay thả lỏng hai bên.

Bước 2: Nhấc cao gối sao cho khớp hông và khớp gối tạo thành góc 90 độ (đùi song song với mặt đất).

Bước 3: Hạ chân xuống ngay lập tức và lặp lại động tác với chân còn lại.

Cố gắng thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 40 lần.

Nâng độ khó bài tập: Để tăng hiệu quả, hãy giữ nguyên tư thế khi chân đạt độ cao tối đa trong 1–2 giây trước khi hạ xuống. Cách này giúp chuyển trọng tâm vận động từ chỉ riêng chân sang các nhóm cơ khác trên cơ thể.

(Ảnh: Ceridwen Hunter/The Epoch Times)

  1. Nâng hông

Bài tập nâng hông là một trong những bài tập dễ thực hiện nhất khi bị cúm mùa, vì bạn thậm chí có thể làm ngay trên ghế sofa mà không cần rời chỗ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện bài tập này trên sàn.

Bước 1: Nằm trên một bề mặt chắc chắn và có độ nâng đỡ tốt. Co chân lên đến khi toàn bộ bàn chân tiếp xúc với sàn. Hai tay duỗi thẳng hai bên cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.

Bước 2: Dùng lực từ bàn chân đẩy người lên, nâng hông khỏi mặt sàn cho đến khi toàn bộ thân trên tạo thành một đường thẳng. Tránh để lưng võng xuống hoặc cong quá mức. Thực hiện động tác chậm rãi trong ít nhất 1 giây.

Bước 3: Khi nâng người lên, giữ tư thế này trong 3 giây trước khi từ từ hạ xuống. Nghỉ 2–3 giây, sau đó tiếp tục lặp lại động tác.

Cố gắng thực hiện 6 lần mỗi hiệp và hoàn thành tổng cộng 3 hiệp.

(Ảnh: Ceridwen Hunter/The Epoch Times)

  1. Kéo giãn lưng dưới khi ngồi

Lưu ý: Bạn có thể cảm thấy căng cứng và đau trong hiệp đầu tiên, nhưng những triệu chứng này thường sẽ giảm dần khi cơ thể bạn ấm lên trong những hiệp tiếp theo.

Hai triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị cúm mùa hoặc cảm lạnh là sự cứng cơ và đau nhức. Các bài kéo giãn lưng dưới khi ngồi rất hiệu quả trong việc kéo giãn nhẹ nhàng vùng lưng để giảm bớt sự căng cứng và mang lại sự linh hoạt cho thân mình, giúp giảm cơn đau nhức.

Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế, đặt tay lên đùi ngay gần nếp gấp hông.

Bước 2: Giữ lưng thẳng, từ từ trượt tay xuống chân cho đến khi chạm vào mu bàn chân hoặc đến mức thoải mái nhất có thể.

Bước 3: Giữ tư thế này trong 3 giây. Sau đó, giữ lưng thẳng, đưa tay trở lại vị trí ban đầu.

Cố gắng thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 12 lần, nghỉ khoảng 2 phút giữa các hiệp. 

(Ảnh: Ceridwen Hunter/The Epoch Times)

  1. Mở rộng ngực và hít thở

Bài tập này giúp giảm đau và cứng cơ ở phần trên cơ thể, đồng thời kết hợp kỹ thuật hít thở để làm thông thoáng đường hô hấp.

Lưu ý: Bài tập thở này có thể khiến một số người bị ho, nhưng thực tế nó giúp làm sạch đờm trong cơ thể. Một số người có thể hạn chế lượng khí hít vào, khiến cơn ho không hiệu quả. Bài tập này có thể giúp tạo ra cơn ho hữu ích hơn. 

Bước 1: Trong khi ngồi hoặc đứng, bắt chéo tay trước ngực với khuỷu tay thẳng, giữ tư thế thẳng lưng. Thở ra hết toàn bộ không khí trong phổi.

Bước 2: Từ từ đưa tay ra hai bên, giữ tư thế thẳng lưng, đồng thời hít vào thật sâu. Khi tay di chuyển hết mức có thể, đẩy nhẹ ngực về phía trước và giữ trong 2–3 giây để đạt hiệu quả tối đa của động tác. Nếu bạn có cảm giác muốn ho, hãy cố gắng kiềm chế cho đến bước 3, nhưng nếu không thể thì cũng không sao.

Bước 3: Từ từ đưa tay về vị trí ban đầu trong khi thở ra. Nếu cần ho, bạn có thể ho ở bước này.

Cố gắng thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 12 lần hoặc thực hiện sao cho cơ thể bạn không cảm thấy quá sức.

(Ảnh: Ceridwen Hunter/The Epoch Times)

Con đường phục hồi sau một đợt cảm lạnh hay cúm mùa nặng có thể khá dài. Những bài tập này sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng và cảm thấy tuyệt vời trở lại.

Kevin Shelley, theo The Epoch Times

Thanh Long biên dịch

Thanh Long

Published by
Thanh Long

Recent Posts

Vụ bé gái 5 tháng tuổi tử vong ở Hà Nội: Người trông trẻ khai gì?

Nữ chủ cơ sở trông giữ trẻ cho biết phát hiện bé gái người tím…

7 giờ ago

Bầu cử tổng thống Ukraine là điểm khúc mắc tế nhị cho đàm phán — Fox News

Rebekah Koffler, nhà phân tích tình báo quân sự chiến lược, bình luận về diễn…

7 giờ ago

Ảnh hưởng của việc áp thuế từ 25% với ô tô, chíp bán dẫn và dược phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Tổng thống Trump cho biết sẽ công bố mức thuế quan từ 25% đối với…

9 giờ ago

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công thu hút sự chú ý tại Hội nghị tôn giáo quốc tế

Các học viên Pháp Luân Công được mời đến phát biểu tại một số cuộc…

11 giờ ago

Vụ nam sinh bị đánh do va chạm nhỏ khi qua đường: Bắt khẩn cấp nghi phạm

Người đàn ông đánh em học sinh lớp 11 do va chạm khi dừng đèn…

11 giờ ago

TP.HCM đề xuất hỗ trợ 2,7 tỷ đồng cho mỗi cán bộ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Giới chức TP.HCM ước tính có khoảng 6.291 cán bộ, công chức, viên chức, người…

12 giờ ago