Trong y học truyền thống không có phân tích thành phần hóa học, vậy nên cũng không quá chú trọng vào ăn gì uống gì để dưỡng sinh, mà nhắc lại nhiều lần rằng cần thuận theo tự nhiên, điều chỉnh tinh thần nếu muốn điều dưỡng các cơ quan nội tạng. Lời lẽ tuy ngắn nhưng ý nghĩa rất thâm thúy.
Lá gan thuộc mộc, có lúc nóng, có lúc vừa, có những lúc trong lạnh mà ngoài nóng. Tuy có thể gọi là vừa nhưng sự nóng giận có thể đến rất nhanh. Cổ nhân xem lá gan ví như một vị “tướng quân”, dùng hình ảnh của vị tướng dễ nổi nóng, tính cách không điềm tĩnh để hình dung đặc tính sinh lý của lá gan. Cảm xúc thay đổi, đặc biệt là u buồn lo nghĩ rất có thể làm cho việc vận hành điều tiết của lá gan bị ứ trệ.
Nếu như người đó dễ dàng bị cơn nóng giận khống chế thì dễ làm cho lá gan bị nóng. Nổi nóng và u buồn là hai trạng thái rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động của chức năng gan và làm cho người đó phát bệnh. Vì thế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên bảo trì tâm thái bình hòa, không tranh giành với đời, thì khí trong lá gan sẽ không bị ứ trệ, lá gan sẽ vận hành một cách bình ổn chức năng tự nhiên của nó mà không bị tổn thương.
Tim thuộc hỏa, là cơ quan trọng yếu nhất trong ngũ tạng, vì nó chỉ huy toàn bộ các cơ quan nội tạng khác làm việc. Đây là cơ quan cân bằng trong bộ máy điều tiết cơ thể. Người thông minh trí huệ thường dựa vào tâm để quyết định sự việc. Các loại cảm xúc thay đổi đều làm loạn tâm, bởi trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Bi ai ưu sầu là do tâm động, tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều động.”
Cho nên, trong cuộc sống có gặp bất kể vấn đề gì, chúng ta cũng nên xử lý một cách bình ổn, bảo trì tâm thái bình thản. Như thế tâm sẽ tĩnh tại và cân bằng các cơ quan khác, con người tự nhiên trở nên tường hòa.
Lá lách thuộc thổ, mỗi ngày đều cần chú ý điều dưỡng. Bởi nó là chủ thể của cơ quan tiêu hóa giúp hấp thụ thức ăn tốt hay không, là cơ quan chịu trách nhiệm cung ứng dinh dưỡng cho cơ thể. Để điều dưỡng tốt thì con người cần ăn uống điều độ, không nên ăn quá no, không nên kén chọn đồ ăn, cũng không nên ăn uống một cách vô độ; nếu không sẽ gây tổn thương cho cơ quan điều tiết dinh dưỡng, ngăn trở hấp thụ thức ăn, bệnh tật bộc phát. Có câu “Một bữa ăn gây tổn hại, đổi lại bằng 10 bữa cháo” cũng giảng đạo lý này.
>> Lắng nghe các tín hiệu của cơ thể khi ngũ tạng ‘cầu cứu’
Trong ngũ hành, phổi thuộc kim, là cơ quan chủ quản điều tiết hô hấp, “Phối hướng tới trăm mạch”, nhưng “nói nhiều cũng hao tổn khí”. Khi nói thành tiếng, khí quản là cơ quan phát ra âm thanh nhưng lại lấy khí từ phổi, vì thế nên nói nhiều cũng hao tổn khí. Kinh nghiệm dưỡng sinh của đại danh y Tôn Tư Mạc cũng nói về việc không nên nói nhiều. Bởi nói nhiều sẽ thiếu khí, vì thế nên ít nói sẽ tốt. Ít nói thì hạn chế cơn tức giận, mọi sự cứ thế tan biến. Vì vậy điều chỉnh khí tắc, ít nói, không nói lộng ngữ thị phi, không nói lời bất hảo là bí kíp để điều dưỡng khí cho lá phổi.
Thận mang bản tính tiên thiên, cơ quan chủ quản của kho tàng sinh trưởng và phát triển. Nếu như tham lam sắc dục quá độ, khí của thận sẽ dễ dàng bị hao tổn, khiến lưng đau, đầu gối bủn rủn, râu tóc bạc sớm, răng nhanh rụng và biểu hiện của tuổi già nhanh chóng xuất hiện trên mặt. Từ xưa, Trung y đã luôn khuyên phải điều tiết sắc dục để bảo vệ thận, không dâm dục quá độ, cũng không cấm dục, tinh khí của thận sẽ bảo toàn, thận tự nhiên khỏe mạnh.
Ghi chú: Giữa y học truyền thống và y học hiện đại có nhiều khái niệm không hoàn toàn tương ứng, ví dụ như Tâm và Tim, Can và Gan, Phế và Phổi, Tỳ và lá lách… ở đây tác giả tạm dùng các thuật ngữ của y học hiện đại để người đọc dễ tiếp cận hơn.
Thanh San
Xem thêm:
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…