Các chuyên gia sức khỏe ước tính có đến hơn 200 loại ung thư khác nhau và chúng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Có một thực tế là số bệnh nhân ung thư ngày một nhiều và các phương pháp trị liệu thì tốn kém mà vẫn không thể đảm bảo xử lý được tận gốc rễ vấn đề. Do đó các thầy thuốc khuyên rằng, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe thì ‘Hãy chặn đứng căn bệnh ung thư trước khi nó bắt đầu’.
Màu sắc bữa ăn của bạn càng giống cầu vồng bao nhiêu thì các chất dinh dưỡng cấp cho cơ thể càng phong phú bấy nhiêu. Mỗi một màu sắc đại diện cho một nhóm hoạt chất.
Màu xanh, tím và đỏ đậm
Trái cây và rau xanh, tím và màu đỏ đậm có nhiều các anthocyanins và proanthocyanins, chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giữ cho trái tim khỏe mạnh và bộ não hoạt động một cách tối ưu.
Màu vàng và màu xanh lá cây
Rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn cung cấp các hợp chất được gọi là indoles và isothiocyanates, có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách tăng cường sản xuất những enzyme giúp giải độc cho cơ thể.
Nhiều loại rau màu vàng và màu xanh lá cây là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin, phytochemicals mà có lợi cho mắt và giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, một nguyên nhân hàng đầu của bệnh mù lòa ở người lớn tuổi. Rau lá xanh cũng rất giàu beta carotene.
Màu cam
Alpha và beta carotene làm cho các loại thực phẩm như cà rốt và khoai tây ngọt nên rực rỡ màu cam. Cơ thể chuyển hóa các hợp chất này thành dạng hoạt động của vitamin A, giúp giữ cho mắt, xương và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Những hóa chất thực vật cũng hoạt động như chất chống oxy hóa, quét sạch các gốc tự do vốn gây ra nhiều loại bệnh.
Màu đỏ
Thực phẩm màu đỏ như cà chua và dưa hấu, có chứa lycopene, một phytochemical có thể giúp bảo vệ chống lại tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Xét theo Đông y, cây hay rễ, lá… có vị trí khác nhau khi sinh trưởng, do vậy mà sẽ có tính nóng lạnh khác nhau. Bạn không phải là chuyên gia về Đông y, nhưng có thể thấy rằng sự kết hợp phong phú các loại thực phẩm khác nhau sẽ cho ra các bữa ăn đa dạng và hấp dẫn hơn. Từ góc độ dinh dưỡng, như vậy cũng tốt hơn, cung cấp đủ loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Gia vị không chỉ mang lại hương vị cho món ăn, kích thích tiêu hóa… mà còn hoạt động như các thực phẩm chức năng tự nhiên đích thực. Các loại gia vị chủ yếu cung cấp cho cơ thể các hoạt chất sinh học, đặc biệt là các loại tinh dầu, giúp tăng cường các chức năng sinh lý, tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật, diệt trừ các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng độc hại. Chúng cũng có thể giúp cơ thể giải độc từ thực phẩm ăn vào hoặc từ các quá trình chuyển hóa. Theo y học dân gian, mỗi loại gia vị là một loại thuốc, xưa kia khi chưa có thuốc tây thì vẫn được dùng để phòng và trị các loại bệnh.
Ví dụ: kinh giới chữa bệnh trĩ, thổ huyết, rôm sảy; rau ngổ giúp lợi tiểu, giải độc; ớt giúp tiêu hóa, hoạt huyết, tốt cho tim; tỏi chữa bệnh hô hấp và tim mạch…
Mỗi loại gia vị không chỉ mang đến cho cơ thể một hoặc hai chất, mà thường là các nhóm nhiều chất cùng với nhau, mỗi nhóm chất một công năng khác nhau, do đó tác dụng vô cùng tốt.
Các gia vị có thể là thân, rễ, lá… chúng có mặt thường xuyên trong bữa ăn sẽ giúp bạn đề kháng được rất nhiều bệnh chứ không chỉ là một loại ung thư nào đấy.
1/3 thực phẩm trên thế giới bị lãng phí mỗi ngày: 7 loại thực phẩm bị bỏ đi nhiều nhất
Vì đa phần mọi người không còn chịu cảnh đói như năm xưa, mà chỉ thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng, vậy nên đa phần các lời khuyên đều chú trọng để bổ sung sự thiếu hụt này.
Rau mầm: trong các loại rau, thì rau mầm được đánh giá cao nhất, đặc biệt là khi bạn có chế biến món salad để ăn sống (với điều kiện rau sạch). Trong quá trình hạt nảy mầm, có một lượng lớn các enzyme được sinh ra, chúng sẽ giúp cơ thể sử dụng các dưỡng chất (vitamine, khoáng, axit amin, axit béo…) tốt hơn rất nhiều. Hơn nữa, protein trong hạt trở nên dễ tiêu hơn, các chất xơ được cải thiện thành xơ tốt. Lượng các vitamin có thể tăng lên từ vài chục đến cả trăm lần so với bình thường thì hạt nảy mầm, còn các chất khoáng thì trở nên dễ hấp thụ hơn.
Một số thực phẩm không nên thiếu trong bếp là dầu dừa, dầu ô liu loại ép lạnh (extra virgin), mận khô, nghệ.
Siêu thực phẩm: Khái niệm “siêu thực phẩm” (super food) được sử dụng để chỉ các loại thực phẩm giàu các chất có hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng các chất chống oxi hóa để giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.
Một ví dụ về siêu thực phẩm là tỏi đen, loại tỏi thu được nhờ quá trình lên men khoảng 45 ngày ở nhiệt độ cao. Khi đó, lượng chất chống oxi hóa được tăng lên gấp 2 lần so với tỏi thường. Tỏi đen rất giàu các hoạt chất chứa lưu huỳnh, trong đó có S-Allyl Cysteine (SAC), là một hoạt chất đặc biệt quý giá mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của khối u, điều chỉnh huyết áp…
Điều thú vị là bạn có thể ăn loại tỏi này như ăn kẹo mà không sợ bị mùi như với tỏi thông thường.
Bạn không thể sống nếu không có vi khuẩn. Sức khỏe cơ bắp và tâm trạng vui buồn của bạn phụ thuộc vào số lượng và loại vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa. Theo nhiều nghiên cứu mới đây, việc lạm dụng kháng sinh và các hóa chất tảy rửa khiến cân bằng vi sinh trong đường ruột bị xáo trộn, dẫn đến nguyên nhân của nhiều loại bệnh khác nhau, có thể là béo phì, tự kỷ, tiểu đường, ung thư…
Cách đơn giản nhất bạn có thể làm là thường xuyên dùng sữa chua và các loại rau muối, đặc biệt là rau cải muối. Và tốt nhất là bạn phải biết về chất lượng của chúng, đảm bảo rằng sữa chua không có nhiều đường và chất phụ gia khác, còn dưa muối thì là muối tự nhiên chứ không phải ngâm dấm hay trong sản xuất trong điều kiện vệ sinh tệ hại.
Chuyên gia dinh dưỡng ăn gì mỗi ngày?
Điều này đang là khuyến cáo cho tất cả các nước, đặc biệt là tại các nước phát triển. Các chuyên gia kêu gọi người dân hãy ăn rau quả sống ví dụ salad, ăn rau mầm sống, ăn ngũ cốc thô (ví dụ gạo lứt, các loại hạt còn nguyên vỏ cám). Với các gạo và lúa mì, vấn đề hiện tại là chúng bị xát quá trắng, làm mất đi các loại chất dinh dưỡng quý giá nằm ở các lớp vỏ bên ngoài.
Gạo xát trắng bị mất đi các loại axit béo quý giá, mất các chất khoáng quan trọng như sắt, kẽm canxi và nhiều vitamin nhóm B. Như vậy món cơm trắng quá sẽ vừa thiếu chất, vừa có nguy cơ gây tiểu đường.
Những chuyên gia thuộc trường phái thực dưỡng cho rằng gạo lứt là gạo dưỡng sinh, có thể dùng để phòng và trị bệnh. Khi ăn gạo lứt, cơ thể sẽ trở thành hơi kiềm một chút, vì thế ngăn ngừa được các tế bào ung thư vốn ưa môi trường axit. Tất nhiên, gạo lứt thì hơi khó ăn nhưng bạn có thể dùng xen một hai bữa mỗi tuần, hoặc làm món trà gạo lứt, món gạo lứt rong biển…
Kiện Khang
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…