Nhà khoa học Đài Loan: virus corona có thể tồn tại lâu dài cùng con người

Cựu Chủ tịch học viện Sinica Đài Loan Wong Chi-huey, một nhà hoá sinh nổi tiếng mới đây đã tuyên bố chủng virus gây ra đại dịch COVID-19 sẽ cùng tồn tại lâu dài với con người vì nó có khả năng thích nghi với vật chủ hơn và ít độc lực hơn các loại virus khác như SARS, theo CNA đưa tin.

(Ảnh minh họa từ Shawn Hempel/Shuterstock)

Dựa trên sự đột biến của virus, ông Wong – hiện là chủ tịch của Viện công nghệ Sinh học và công nghiệp y học tại Đài Loan cho rằng không hẳn là loại virus này sẽ gây hại cho con người hơn, bởi để bảo toàn cho sự tồn tại của chính nó, virus này đa phần không giết vật chủ.

Virus có thể tìm được cách tốt nhất để sống trong cơ thể người thuộc mọi chủng tộc, và chứng cứ là hơn 80% số người nhiễm chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào, ông Wong cho biết.

“Khả năng virus sẽ sống cùng chúng ta rất lâu,” ông nói với CNA khi được hỏi về chủng COVID-19 đã làm hơn 13 triệu người lây nhiễm và cướp đi hơn nửa triệu sinh mạng khắp thế giới kể từ khi nó xuất hiện ở Trung Quốc cuối năm ngoái.

Ông Wong lưu ý rằng kiến thức của chúng ta về chủng virus mới, gọi là SARS-CoV-2 và cách nó truyền từ người sang người còn rất hạn chế. “Chúng ta thậm chí không biết nó đến từ đâu.”

Ông cũng cảnh báo rằng việc không có triệu chứng không có nghĩa một người nhiễm bệnh không thể truyền virus cho người khác, lặp lại tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

 

Nói về việc phát triển vắc xin trong cuộc chiến chống COVID-19, một lĩnh vực mà cá nhân ông có liên quan, ông Wong thừa nhận việc phát triển một loại vắc xin an toàn và hiệu quả là một thách thức vì virus vẫn tiếp tục biến đổi.

Trích dẫn dữ liệu từ GISAID, một sáng kiến khoa học toàn cầu và là nguồn dữ liệu hệ gen chủ yếu về các loại virus cúm và virus corona chủng mới gây ra COVID-19, ông Wong nói ngân hàng dữ liệu có hơn 56.000 trình tự bộ gen SARS-CoV-2. 

Theo ông Wong, gai protein trên bề mặt virus có 1.300 amino acid, trong đó có hơn 800 loại có khả năng đột biến. “Thách thức là khi chúng ta sản xuất một loại vắc xin, virus có thể tiếp tục biến đổi.” 

Dù vắc xin là cách tốt nhất để kiềm chế sự lây lan của bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, nhưng không dễ phát triển một loại vắc xin chung, ông Wong nói, chỉ ra rằng hiện tại thế giới còn không có một loại vắc xin chống cúm phổ thông (là loại vắc-xin chống hiệu quả tất cả các chủng virus cúm, bất kể các virus nhóm phụ).

Vì những khó khăn trong phát triển vắc xin ngừa COVID-19, “khả năng virus sẽ ở cùng chúng ta rất lâu. Chúng ta nên chuẩn bị tinh thần để cùng tồn tại lâu dài,” ông Wong nói.

Thanh Thuỷ (theo Taiwan News)

Xem thêm:

Thanh Thuỷ

Published by
Thanh Thuỷ

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

6 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago