Phòng 610 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tự ý thành lập để đàn áp Pháp Luân Công kéo dài đã 18 năm. Đến nay, những quan chức từng tích cực bức hại Pháp Luân Công thuộc Phòng này đều lần lượt bị “ngã ngựa”.
Được ví như tổ chức “Gestapo” trực tiếp chỉ huy bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ truyền của Trung Quốc, trong cơn lốc chống tham nhũng của Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình mấy năm qua, những người phụ trách chủ chốt của Phòng 610 này như Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh và Trương Việt đều lần lượt theo nhau “ngã ngựa”. Những người kế nhiệm sau đó cũng thay đổi thường xuyên, trong vòng 3 năm đã thay đổi 3 người, có khoảng thời gian chức vụ này bị khuyết gần 9 tháng. Người phụ trách hiện nay là ông Hoàng Minh, tuy nhiên chưa từng phát biểu công khai từ năm ngoái đến nay. Tháng 7/2016, Tổ Giám sát của Trung ương Trung Quốc đã từng thanh tra Phòng này.
“610” là một tổ chức phi pháp chuyên môn bức hại Pháp Luân Công mà cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã trực tiếp ra lệnh thành lập vào ngày 10/6/1999, bao gồm “Nhóm lãnh đạo 610” cho đến “Phòng 610”. “610” khống chế toàn diện tất cả hoạt động tội phạm có liên quan đến bức hại Pháp Luân Công, tương tự như tổ chức “Gestapo” của Đức quốc xã và “nhóm văn cách” trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.
Gần 18 năm qua, trong quá trình ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, tất cả những hành vi như tùy tiện bắt giữ, lao động cưỡng bức, kết tội, phạt tiền, tra tấn tàn phế, đánh chết, cho đến cả những việc như mổ cướp nội tạng sống của người tập Pháp Luân Công đã được phơi bày từ năm 2006, thì Phòng 610 đều chịu trách nhiệm chính. Những năm gần đây, vì một loạt các chủ nhiệm Phòng 610 tại nhiều địa phương ở Trung Quốc chết một cách ly kỳ, nên Chủ nhiệm Phòng này còn được mệnh danh là “chức vị tử thần”.
“Phòng 610” Trung ương từ khi thành lập đến nay, đã có 6 người Chủ nhiệm: Vương Mậu Lâm (từ tháng 6/1999 – tháng 9/2001), Lưu Kinh (tháng 9/2001 – tháng 10/2009), Lý Đông Sinh (tháng 10/2009 – tháng 12/2013), Lưu Kim Quốc (tháng 1/2014 – tháng 1/2015), Phó Chính Hoa (tháng 9/2015 – tháng 5/2016) và Hoàng Minh (tháng 5/2016 – nay). Bắt đầu từ Lưu Kinh trở về sau, chức vụ Chủ nhiệm của Phòng này đều do một Thứ trưởng Bộ Công an kiêm nhiệm.
Từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền đến nay, ba người đứng đầu hệ thống này là Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh cho đến Trương Việt đều lần lượt bị “ngã ngựa”. Thuận theo việc phe Giang không ngừng bị thanh lý, chức vị “Chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương” từ năm 2015 trở đi trở nên kín tiếng. Chủ nhiệm hiện nay, Thứ trưởng thứ 5 của Bộ Công an Hoàng Minh, từ năm ngoái đến nay lại càng không phát biểu công khai. Trong lý lịch của ông này trên mạng cũng không có ghi là “Chủ nhiệm Phòng 610”.
Ông Hoàng Minh năm nay 59 tuổi, công tác tại Sở Công an tỉnh Giang Tô được 26 năm. Có thông tin cho rằng, ông này được nhậm chức là nhờ chuyên nịnh bợ Chu Vĩnh Khang. Không chỉ cung cấp hỗ trợ điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh kiếm tiền của người nhà họ Chu ở Giang Tô, Hoàng Minh đã từng có lần đưa đón Chu Vĩnh Khang đến mộ tổ Chu gia ở Vô Tích thắp hương khấu đầu, nịnh nọt bợ đỡ. Sau khi ông Chu Vĩnh Khang nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an, tháng 8/2009, Hoàng Minh được Chu điều đến làm trợ lý, một năm sau lại được thăng làm Thứ trưởng Bộ Công an, trở thành người thuộc phe cánh chính của ông Chu Vĩnh Khang.
Theo một nguồn tin của kênh truyền thông tiếng Trung ngoài Trung Quốc, sau khi ông Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa”, ông Hoàng Minh vẫn luôn là đối tượng chủ yếu mà “Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang” nói chuyện thường xuyên. Nguồn tin cho biết “trước khi Chu Vĩnh khang bị bắt, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã nhiều lần nói chuyện với Hoàng Minh, nhưng lần nói chuyện gần đây nhất rất lâu, nhiều vấn đề cũng được nhắc đến”. Ngoài ra, nguồn tin này còn cho biết “sau khi Chu Vĩnh Khang bị bắt, nghe nói Hoàng Minh có dạo sợ đến mức gần chết.”
Để tránh việc bị thanh lý, ông Hoàng Minh đã nhiều lần biểu thị lòng trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo báo cáo của Bộ Công an đã hai lần nhắc đến câu của ông này như “biểu thị trái tim hồng đến Trung ương đảng”, “xích lại gần Tập Cận Bình“. Nhân sĩ trong nội bộ Bộ Công an cho rằng, ông Hoàng Minh một là muốn nịnh hót tầng cao của Trung ương, hai là biểu đạt rõ ông ta đang bắt kịp tình thế, ba là muốn cắt đứt quan hệ với ông Chu Vĩnh Khang để đảm bảo cho bản thân mình bình an vô sự.
Tháng 5/2016, một kênh truyền thông ở Hồng Kông cho biết, theo một nguồn tin đáng tin xác nhận rằng, Thứ trưởng Bộ Công an Hoàng Minh sau khi đảm nhận chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Công an, đồng thời lại đảm nhận chức vụ Chủ nhiệm Phòng chống tà giáo trung ương (tức Phòng 610), được thăng lên cấp bộ trưởng. Nhưng cho đến nay, truyền thông chính thống của nhà nước Trung Quốc chưa công bố công khai việc bổ nhiệm này.
Tháng Một năm nay, người kiểm soát Tập đoàn Chính Tuyền là ông Quách Văn Quý tại hải ngoại đã “rò rỉ” thông tin, Thứ trưởng Bộ Công an Phó Chính Hoa “tham ô hủ bại”, “lạm dụng chức quyền”, “muốn gì làm nấy” cho đến việc có dã tâm chính trị, khiến ông này trong thời gian lưỡng hội của ĐCSTQ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Ông Phó Chính Hoa từng đảm nhận chức vụ Chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016.
Tờ báo đảng tại khu vực Tân Cương là “Tân Cương nhật báo” trong số ra ngày 26/9/2015 báo cáo về hoạt động của chính phủ, khi giới thiệu về Thứ trưởng Bộ Công an Phó Chính Hoa, trong tiêu đề đã bao gồm chức vụ “Chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương”. Sau khi mạng xã hội tại Trung Quốc truyền tải thông tin rộng rãi đã nhanh chóng bị gỡ bỏ toàn bộ.
Đối với các loại chức vụ khác nhau của ông Phó Chính Hoa, trang website của Bộ Công an Trung Quốc trước giờ vẫn không liệt kê chức vụ “Chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương”, khác với Lý Đông Sinh và Lưu Kim Quốc, ngay khi vừa nhậm chức đã được liệt kê chức vụ này trên website. Điều này khiến ngoại giới có cảm giác Phòng 610 này gần như ‘bặt vô âm tín’, hay ít nhất là không muốn công khai nhắc đến.
Xét về con đường quan lộ của Phó Chính Hoa thì ông này trong sự kiện ‘Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai làm chính biến’ đã trở mặt với phe Chu Vĩnh Khang, nên đến tháng 3/2015 được thăng chức làm Thứ trưởng Bộ Công an, đồng thời được vào Ủy ban Chính Pháp Trung ương. Nhưng chức vụ Cục trưởng Cục Công an Bắc Kinh của ông này lại bị người của ông Tập Cận Bình là Vương Tiểu Hồng thay thế, tính ra tưởng là được thăng chức nhưng rốt cuộc lại bị giảm quyền lực. Mặc dù vậy, chỉ sau một năm, ông này liền bị ông Hoàng Minh thay thế. Ông Phó Chính Hoa bị loại ra khỏi Ủy ban Chính Pháp Trung ương, rồi bị cho ‘ra rìa’. Điều đó cho thấy trước sau ông này vẫn không có được sự tín nhiệm của ông Tập Cận Bình.
Từ tháng 5/2015, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ đăng ký lập án, “có án phải xử, có tố phải lập”, đến nay đã có hơn 200.000 người tập Pháp Luân Công và người nhà đã khởi tố ông Giang Trạch Dân lên cơ quan tư pháp tối cao. Tuy nhiên, một bộ phận những người tố cáo đã bị Phòng 610 và cơ quan công an địa phương can nhiễu, bắt giữ. Ông Phó Chính Hoa đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Phòng 610 nên cũng khó thoát khỏi trách nhiệm.
Ngày 3/4, truyền thông Hồng Kông tiết lộ, Cục trưởng Cục Công an Thiên Tân, Trùng Khánh liên tiếp xảy ra chuyện. Có phân tích chỉ ra, điều này cho thấy trung ương đang triển khai thanh lý hệ thống chính pháp ở mức cao. Hệ thống chính pháp tại hai thành phố trực thuộc khác là Bắc Kinh và Thượng Hải cũng đối diện với kết cục tương tự, tín hiệu bất lợi cho những người như Phó Chính Hoa và Hoàng Minh thường xuyên xuất hiện, đặc biệt với ông Phó Chính Hoa.
(Còn tiếp)
Cao Sơn
Xem thêm:
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…