Dưới quan tâm của cộng đồng quốc tế, cuối cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố toàn văn Nghị quyết lịch sử thứ 3 mới được Hội nghị toàn thể lần 6 của ĐCSTQ khóa 19 thông qua. Nghị quyết này của ông Tập Cận Bình không chỉ “định vị” một số vấn đề nhạy cảm của ĐCSTQ như “Cách mạng Văn hóa”, thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, các quan chức bị thanh trừng như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, còn cho thấy “một lằn ranh” và “hai ẩn ý”!
(Bài phân tích của Nhóm Kinh tế – Chính trị Thiên Vận, thể hiện quan điểm riêng của nhóm tác giả.)
Nhìn chung, dưới tiền đề vẫn thừa nhận tính phù hợp của Nghị quyết lịch sử thứ 1 [thời Mao Trạch Đông] và Nghị quyết lịch sử thứ 2 [thời Đặng Tiểu Bình], Nghị quyết lịch sử thứ 3 này tiết lộ không ít thông tin về ĐCSTQ bên cạnh nhận định phổ biến cho là giúp ông Tập Cận Bình “định vị thế đứng trong lịch sử”.
Về những phong trào xã hội do ĐCSTQ thúc đẩy trước đây từng làm người dân Trung Quốc khốn đốn như Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt, và Chống hữu khuynh, ông Tập Cận Bình đã sử dụng Nghị quyết lịch sử này để công khai xác nhận trong nội bộ Đảng về bài học đau thương do “tính toán hoàn toàn sai lầm” của ông Mao Trạch Đông trước đây. Mao đã sai lầm trong xác định tình hình vấn đề giai cấp và cục diện chính trị của Trung Quốc, do đó mà gây ra 10 năm nội loạn [từ Cách mạng Văn hóa], làm ĐCSTQ và nước Trung Quốc tổn hại nghiêm trọng nhất kể từ năm 1949.
Nghị quyết lịch sử thứ 3 này đã xác định Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân, và Phong chống cánh hữu là sai lầm nghiêm trọng của Mao, qua đó lên án trung ương ĐCSTQ khi đó đã không biết sửa chữa những sai lầm của Mao.
Về thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đối với những sinh viên đòi dân chủ do ông Đặng Tiểu Bình phát động, Nghị quyết xác định đây là “tình trạng hỗn loạn chính trị nghiêm trọng” chứ không phải là “bạo loạn phản cách mạng” như trước đây truyền thông ĐCSTQ tuyên truyền; đối với 8 quan to ĐCSTQ là Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy, và Trương Dương, Nghị quyết xác định đó là những kẻ hủ bại tiêu biểu trong ĐCSTQ, bị đóng đinh vào cột ô nhục trong lịch sử ĐCSTQ.
Nghị quyết cũng phủ định quan điểm cho rằng phong trào “chống Dự luật Dẫn độ” nổ ra ở Hồng Kông vào năm 2019 là “cách mạng màu”, thay vào đó chỉ xác định rằng Hồng Kông từng rất nghiêm trọng do tình trạng hỗn loạn lộng hành chống Trung Quốc. Qua đó, Nghị quyết nhấn mạnh cái gọi là cần cho “những người yêu nước” cai trị Hồng Kông và Ma Cao.
Căn cứ vào thân thế, tuổi tác và quan lộ của ông Tập Cận Bình, những vấn đề nhạy cảm được xác định trong Nghị quyết này là những vấn đề mà ông Tập hoặc đích thân chứng kiến, hoặc hiểu rõ nội tình. Căn cứ vào ý định tại nhiệm tại Đại hội 20 ĐCSTQ và vấn đề bố trí nhân sự cho thấy, những xác định của Nghị quyết thể hiện dụng ý của ông Tập Cận Bình:
Nhìn bề ngoài thì thấy Nghị quyết lịch sử thứ 3 của ĐCSTQ khẳng định địa vị lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, ngoài ra là chia lịch sử ĐCSTQ theo 4 thời kỳ, gồm: cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới, xây dựng cách mạng chủ nghĩa xã hội, cải cách mở cửa, và thời kỳ mới của chủ nghĩa xã hội. Nhưng quan sát kỹ hơn sẽ thấy rằng “ma quỷ” ẩn trong các chi tiết của Nghị quyết.
Nghị quyết lấy việc khai mạc Đại hội 8 của ĐCSTQ vào ngày 15/9/1956 làm ranh giới, và đã viết: “Rất tiếc, đường lối chính xác của Đại hội 8 ĐCSTQ chưa được tuân thủ đầy đủ, trước sau đã xảy ra các sai sót như phong trào ‘Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân, Đấu tranh chống cánh hữu bị mở rộng nghiêm trọng”, qua đó lên án những sai lầm cá nhân nghiêm trọng của Mao đã gây ra những tổn thất nặng nề nhất và là những bài học vô cùng đau xót đối với ĐCSTQ kể từ khi được thành lập.
Nhìn vào lịch sử ĐCSTQ, mặc dù sau Đại hội 8 của ĐCSTQ thì cha của ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân từng trở thành Phó Thủ tướng kiêm Tổng thư ký Quốc vụ viện, đã hỗ trợ Chu Ân Lai trong công việc, nhưng vẫn không thoát khỏi vận rủi bị gắn mác cánh hữu, sau đó còn chịu cảnh đàn áp tàn bạo của Cách mạng Văn hóa, mãi cho đến Phiên họp toàn thể lần 3 ĐCSTQ khóa 9 vào năm 1978 thì mới được giải oan và khôi phục chức vụ.
Tình cảnh gia đình gặp đại nạn như vậy chắc chắn đã hằn sâu trong lòng ông Tập Cận Bình, vậy nên cho dù vì lý do cá nhân hay nhu cầu tranh giành quyền lực trong Đảng thì ông Tập “có nhu cầu” dùng Nghị quyết lịch sử này để đập tan địa vị tối cao trong lịch sử ĐCSTQ của Mao Trạch Đông.
Trong Nghị quyết, thành tích của ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đương nhiên không bằng Mao, còn số chữ diễn tả về ba thời kỳ được gọi là “cách mạng dân chủ mới”, “xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa”, và “cải cách và mở cửa” kém xa so với số chữ ca ngợi thời đại Tập Cận Bình (khoảng 20.000 chữ).
Dùng số chữ nhiều như vậy để thể hiện thành tựu chính trị của bản thân, đồng nghĩa ông Tập muốn nhấn mạnh bản thân không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 10 năm cuối khi ĐCSTQ tròn 100 năm, mà còn muốn định vị bản thân là lãnh đạo thế hệ đầu tiên trong thế kỷ tiếp theo của ĐCSTQ, muốn thông qua văn bản tuyên truyền định vị bản thân Tập Cận Bình là lằn ranh vạch thời đại.
Năm nay là năm ĐCSTQ được tròn 100 năm, ông Tập đã sử dụng Phiên họp toàn thể lần 6 ĐCSTQ khóa 19 để thông qua Nghị quyết lịch sử thứ 3 này nhằm xác lập vị trí lịch sử của mình trong Đảng. Để trở thành lãnh đạo thế hệ đầu tiên của ĐCSTQ trong thế kỷ mới, trước tiên ông Tập phải tái nhiệm tại Đại hội 20, do đó “ẩn ý” đầu tiên của ông là viết ra trong Nghị quyết này lý do để bắt Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Nghị quyết đã dành nhiều trang để ca ngợi thành tựu chống tham nhũng của ông Tập, nêu rõ chính quyền Bắc Kinh “tập trung vào các vụ án tham nhũng liên quan đến giao dịch chính trị và kinh tế để ngăn chặn hình thành các nhóm lợi ích trong ĐCSTQ”, qua đó đã điều tra và truy tố đối với các vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các quan to như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế hoạch và các quan to quân sự như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy, và Trương Dương.
Các đối tượng trên đều đã được ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đề bạt thăng tiến lên những vị trí chức quyền vô cùng quan trọng, thậm chí có kẻ chuẩn bị kế nhiệm địa vị tối cao của ĐCSTQ. Tuy nhiên ngày nay, họ đều bị xác định là nhân vật phản diện tiêu biểu trong lịch sử ĐCSTQ, như vậy thì những “sân sau” của họ phải tính toán như thế nào? Dù ông Tập không trực tiếp đề cập, nhưng các quan chức ĐCSTQ đã nhận thấy rõ ràng và trong lòng đã chọn vị trí cho bản thân.
“Ẩn ý” thứ hai của ông Tập là vì muốn là nhà lãnh đạo của thế hệ đầu tiên trong thế kỷ mới của ĐCSTQ, do đó chắc chắn thời gian tại vị tiếp 5 năm là không đủ mà ít nhất là 10 năm trở lên, tất cả phụ thuộc vào mong muốn cá nhân của ông. Năm 2018, ĐCSTQ đã sửa đổi luật bãi bỏ hạn chế nhiệm kỳ đối với các chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, hiện nay (về mặt lý thuyết), chỉ cần ông Tập có nguyện vọng thì về cơ bản sẽ không có hạn chế tái cử đối với các chức vụ trong Đảng và Chính phủ.
Cuộc chiến giành quyền lực ở Trung Nam Hải luôn là cuộc đấu sinh tử, nếu ông Tập muốn tái nhiệm để trở thành lãnh đạo thế hệ đầu tiên của thế kỷ mới ĐCSTQ, thì phải diệt trừ kẻ thù chính trị. Đương nhiên, kẻ tử thù lâu nay vẫn tham vọng phế bỏ ông là thế lực phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng trong quá khứ từng khuynh đảo quyền lực. Vì thế, hai “ẩn ý” vừa nêu gắn chặt với nhau!
Nhóm Kinh tế – Chính trị Thiên Vận/ Vision Times
Xem thêm:
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…