Phiên họp toàn thể lần thứ 6 ĐCSTQ xác định địa vị của ông Tập Cận Bình

Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 (gọi tắt là Hội nghị toàn thể lần thứ 6) đã kết thúc tại Bắc Kinh. Nghị quyết thứ 3 trong lịch sử của đảng đã được thông qua tại cuộc họp. Không có gì ngạc nhiên khi nghị quyết này đã nâng cao địa vị lịch sử của ông Tập Cận Bình trong ĐCSTQ. Độ dài văn kiện đã vượt quá nội dung về các cựu lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 đã thông qua nghị quyết thứ 3, giúp cải thiện địa vị lịch sử của ông Tập Cận Bình trong đảng. (Ảnh: Getty Images)

Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của ĐCSTQ

Tân Hoa Xã, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, chiều ngày 11/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 6 đã ra thông cáo chung. 197 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và 151 Ủy viên dự khuyết của ban đã tham dự cuộc họp toàn thể lần này.

Hội nghị đã thông qua Nghị quyết lần thứ 3 trong lịch sử của ĐCSTQ có tên “Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ về những thành tựu chính và Kinh nghiệm lịch sử trong sự phấn đấu hàng trăm năm của đảng.” Đồng thời Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ cũng được quyết định sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào nửa cuối năm 2022. Bộ Chính trị Trung ương sẽ chủ trì phiên họp, Tổng Bí thư Tập Cận Bình phát biểu chỉ đạo.

Theo nội dung thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 6, lịch sử của đảng được chia thành 3 thời kỳ. Tiếp đó nội dung lần lượt đề cập đến các cựu lãnh đạo tối cao gồm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Cuộc Cách mạng Văn hóa đã mang lại đau khổ cho người dân Trung Quốc và Phong trào học sinh, sinh viên ngày 4/6/1989, cùng các sự kiện gây tranh cãi lớn khác đã không được đề cập.

Trong số các cựu lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, Mao Trạch Đông là người được đề cập đến nhiều nhất. Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, về cơ bản chỉ được lướt qua.

Toàn văn thông cáo đã sử dụng gần một phần 1/3 nội dung để mô tả những thành tựu chính trị của ông Tập Cận Bình sau Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 18. Số lượng chữ trong nội dung này đã vượt quá số lượng chữ viết về Mao Trạch Đông,  nhà lãnh đạo thế hệ đầu tiên. Trong đó đề cập đến “sự lãnh đạo đảng toàn diện và nghiêm minh” của ông Tập Cận Bình, cũng như “cuộc đấu tranh chống tham nhũng đạt được thắng lợi áp đảo và củng cố toàn diện” do ông thúc đẩy.

Ngoài đề xuất “Tư tưởng Tập Cận Bình” của ĐCSTQ, thông cáo cũng đề cập đến các vấn đề Đài Loan dưới sự kiểm soát của ông Tập. Thông cáo viết: “Kiên trì nguyên tắc ‘Một Trung Quốc’ và Đồng thuận ’92’, kiên quyết phản đối các hành động ly khai đòi độc lập của Đài Loan và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.” (Theo quan điểm của ĐCSTQ, sự đồng thuận năm 1992 là “cả hai bên eo biển đều kiên định một Trung Quốc và cùng nỗ lực thống nhất đất nước.”)

Thông cáo này cũng coi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị của đảng.

Vị thế của ông Tập được cải thiện trong nghị quyết

Theo bản tin từ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA ngày 11/11, nghị quyết được Hội nghị toàn thể lần thứ 6 thông qua. Điều này không chỉ nâng cao địa vị và quyền lực của ông Tập Cận Bình trong đảng một cách rõ ràng, mà còn khiến quyền uy của ông Tập sánh ngang với Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo thế hệ thứ nhất và Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo thế hệ thứ hai. Đồng thời hội nghị cũng mở đường cho ông Tập tiếp tục tái đắc cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 vào năm sau.

Theo báo cáo, các cựu lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chuyển giao nhiệm kỳ theo quy định của đảng. Nhưng chưa có thể chế rõ ràng về việc lựa chọn lãnh đạo cao nhất. Vậy nên, theo thông lệ, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ sẽ thông qua kết quả đạt được qua các hoạt động ngầm, và những giao dịch giữa các phe phái trong đảng.

Ông Tập Cận Bình có thể là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của ĐCSTQ sau Mao Trạch Đông. Nhưng dù vậy, đối với ông Tập, bi kịch của Mao Trạch Đông cũng là một lời cảnh báo.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan CNA đưa tin, thông qua Thông cáo chung của Phiên họp toàn thể lần thứ 6, có thể thấy chính quyền Bắc Kinh tâng bốc ông Tập Cận Bình đã tạo ra một “kỷ nguyên mới” của ĐCSTQ. Thành tựu của ông Tập cao hơn Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Thậm chí ông Tập không muốn được liệt vào thế hệ thứ 5 của ĐCSTQ, mà là thế hệ lãnh đạo đầu tiên mở ra “kỷ nguyên mới” của đảng này.

Địch Nguyên Đức / Vision Times

Xem thêm:

Địch Nguyên Đức

Published by
Địch Nguyên Đức

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

3 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

3 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

11 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

12 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

13 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

13 giờ ago