Thời cổ đại, người quân tử luôn là hình mẫu để mọi người tu dưỡng, hướng đến. Ngày nay, một người được khen là quân tử thông thường cũng phải là người giữ được chuẩn mực đạo đức, được mọi người kính trọng, ngưỡng mộ. Để làm được như vậy, người quân tử phải giữ gìn phẩm đức, hiểu được thiện ác, biết được điều gì phải làm và điều gì không thể làm. Dưới đây là bốn điều một người quân tử không bao giờ làm.
Cổ ngữ nói: “Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo”, ý nói rằng người quân tử không hành động mù quáng, vọng động làm bừa, mọi hành sự thì đều chiểu theo đạo lý, luôn coi trọng lễ nghĩa, cẩn trọng trong mọi lời nói việc làm của mình.
Đối với bản thân mình, người quân tử vô cùng nghiêm khắc. Họ biết tự kiềm chế dục vọng, biết tự sửa mình, luôn luôn hướng vào bên trong bản thân để tìm thiếu sót của mình. Điều này khác hẳn với kẻ tiểu nhân chỉ cầu trục lợi, bất chấp hành vi thủ đoạn. Kẻ tiểu nhân vốn không có đạo ở trong lòng, không có đường biên giới hạn, nên có thể làm chuyện xằng bậy, gây điều thị phi mà không cảm thấy đắn đo nhiều.
Người quân tử nói chuyện nhất định phải có đạo lý, không nói lời thị phị, không đồn đại, luôn biết giữ miệng, không nói suông, nhưng khi cần phải nói thì họ nhất định sẽ nói. Những lời nói của họ xuất ra đều có ý nghĩa, có chính nghĩa.
Lời nói của người quân tử có sức nặng tựa như cửu đỉnh. Có câu: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” là có ý như vậy. Do đó, trước khi nói, người cao quý đều dùng lễ để kiềm chế cảm xúc của mình. Họ cũng luôn giữ vững nguyên tắc: “Bất chương nhân đoản, bất huyễn kỷ trường”, tức là không thêu dệt khuyết thiếu của người khác, không khoa trương điểm mạnh của mình. Họ không nói gây thương tổn cho người khác, gây mâu thuẫn, ức chế hay khiến người khác phẫn nộ.
Người quân tử luôn giữ được thái độ khoan hòa, ăn nói chừng mực, không phát ra lời vô nghĩa, chỉ nói những điều nên nói. Họ cũng tôn trọng cảm xúc của người nghe, lời nói ra còn có sự an ủi, hòa ái. Người nghe được sẽ cảm thấy dễ chịu, đồng tình và cảm thấy được tôn trọng.
Có câu: “Quân tử bất cẩu cầu, cầu tất hữu nghĩa”, ý nói rằng người quân tử không truy cầu phóng túng, cầu điều gì cũng đều là làm theo việc nghĩa. “Nghĩa” chính là điểm phân biệt lớn nhất giữa quân tử và tiểu nhân. Quân tử trọng nghĩa, còn tiểu nhân thì hám lợi. Không phải quân tử không quý trọng tiền bạc, mà đối với họ, của cải tiền bạc đều phải là chính nghĩa, hợp đạo, được làm ra một cách chân chính thì họ mới nhận.
Khổng Tử nói: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”, thấy việc nghĩa không làm thì không phải kẻ dũng. Người quân tử có dũng khí lớn bởi họ luôn làm việc nghĩa, luôn “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.
Người quân tử luôn biết tiết chế dục vọng, sẽ không vì tham lam mà giành giật, đòi hỏi quá đáng, thứ không thuộc về mình thì nhất định sẽ không vọng tưởng truy cầu, lại càng không thể thấy người gặp nguy nan mà thừa cơ hãm hại, mưu cầu lợi ích cá nhân. Họ một khi đã cầu, thì nhất định là vì quốc gia, vì xã hội, vì chính nghĩa, cầu lợi cho dân mà không phải tư lợi cho mình.
Do đó, họ làm việc luôn cân nhắc đến yếu tố đầu tiên là đạo nghĩa. Tấm lòng của họ khoáng đạt, không bị vật chất làm lóa mắt, mờ trí. Hành động của họ lỗi lạc, quang minh, có trước có sau, không phụ người có ơn, cũng không quên thâm tình cũ. Đó chính là cái nghĩa của người quân tử, kẻ tiểu nhân không thể nào mong có được những phẩm chất ấy.
“Quân tử bất hư hành, hành tất hữu chính”, tức là người quân tử không làm việc tùy tiện, làm việc tất phải chân chính. Giả dối thì chính là kẻ tiểu nhân. Người quân tử là tùy duyên, tùy tâm hành động. Tùy duyên có nghĩa là thuận theo đạo lớn, không cố chấp cưỡng cầu. Còn tùy tiện chính là phóng túng, tùy ý, lúc thì một mực truy cầu, lúc lại buông xuôi chán nản, thường làm theo cảm xúc và bị dục vọng cá nhân chi phối.
Trước khi làm việc gì, người quân tử luôn suy xét kỹ rằng việc đó có chính đáng không, có lợi cho người khác không, có làm hại ai không? Sau khi suy xét kỹ lưỡng mới hành động. Hành động của quân tử là phải nhất định phù hợp với chính đạo. Khổng Tử từng dạy: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, ý rằng điều mình không muốn, chớ làm cho người.
Những đạo này của người quân tử cũng tương đồng với đạo lý được giảng bên Phật gia. Trong Phật gia có nói rằng, một người tu luyện thì ngôn hành nhất định phải chính. “Chính” là cần phải nói lời chính trực, khởi niệm chính trực, làm việc chính trực, tu hành chính trực,… Nếu một người có thể lấy ngay chính làm nguyên tắc sống, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử thì nhất định sẽ không phạm sai lầm, không lưu lại hối tiếc.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…