Trụ Cyrus được xem là Hiến chương nhân quyền đầu tiên trên thế giới, nhưng nó được ra đời vào thời cổ đại năm 539 TCN, tức cách đây 2.500 năm. Tác giả của nó là Cyrus Đại đế.
Sau chiến thắng Kroisos, Ba Tư trở thành một đế quốc hùng mạnh. Lúc này, Cyrus để mắt tới Babylon.
Babylon là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới, nằm ở đồng bằng Lưỡng Hà thuộc Iraq ngày nay.
Thời vua Nebuchadnezzar II (khoảng 630 TCN – 561 TCN), Babylon rất hùng mạnh, đánh bại Ai Cập, đánh chiếm Syria. Vua tiến hành xây dựng quy mô lớn ở Babylon, biến thành phố này trở thành thành phố thịnh vượng nhất, mạnh nhất và quan trọng nhất ở Trung Đông lúc bấy giờ. Vườn treo Babylon được xem là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Babylon cũng được xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố, hai bức tường thành lớn tiếp giáp với sông Euphrates. Lợi dụng thế sông mà xây dựng các hào rộng phòng thủ chắc chắn cho thành.
Thành Babylon được xây dựng hoành tráng đến mức cho đến hơn 100 năm sau, khi nhà sử học Hy Lạp là Herodotus – người được mệnh danh là “cha đẻ của lịch sử” – đến Babylon, ông vẫn gọi nó là thành phố tráng lệ nhất thế giới.
Vua Nebuchadnezzar II tấn công và phá hủy vương quốc của người Do Thái cổ đại, tàn phá Jerusalem linh thiêng, cướp và phá hủy hoàn toàn các đền thờ của người Do Thái. Người Do Thái bị bắt đưa về Babylon làm nô lệ. Rất nhiều người bị lăng mạ và đối xử tàn bạo vì tín ngưỡng của họ.
Vì thế mà Babylonlà chốn huy hoàng, cũng là chốn tàn bạo. Qua quá trình phát triển Babylon dần dần băng hoại đạo đức, biểu hiện rõ nhất là ở lối sống buông thả quan hệ tình dục bừa bãi. Vì đây là trung tâm thương mại lớn nhất Trung Đông, nên sự tha hóa này ảnh hưởng đến cả khu vực rộng lớn.
Đến thời vua Belshazzar trị vì, Babylon vẫn không có gì thay đổi. Năm 539 TCN, vua Cyrus đưa quân tấn công Đế quốc Babylon. Quân Ba Tư nhanh chóng chiếm được các thành phố rồi tiến đến thành Babylon.
Vua Belshazzar rất tin tưởng vào hệ thống phòng thủ thành Babylon, vì thế mà không để tâm, thậm chí triệu tập quan lại, tổ chức những bữa tiệc cuồng loạn.
Giữa bữa tiệc, vua Belshazzar đem những bình vàng bạc là đồ thờ cúng mà vua Nebuchadnezzar chiếm được từ các đền thờ Do Thái, đem ra dùng để uống rượu cho vui, phỉ báng Thần.
Tương truyền rằng khi Belshazzar và các đại thần đang chè chén say sưa, thì bất ngờ một ngón tay giữa không trung xuất hiện, viết lên tường thành lời tiên đoán rằng Babylon sắp bị diệt vong. Nhưng trước cảnh báo kỳ lạ này, Belshazzar vẫn không tỉnh ngộ.
Trong lúc Belshazzar đang tiệc tùng, quân Ba Tư phải đi vòng quanh tìm lối vào trước hệ thống phòng thủ thành kiên cố của Babylon. Họ tình cờ thấy một đoạn sông và hào bảo vệ thành đã khô cạn.
Vào buổi tối quân Ba Tư lợi dụng trời tối vượt qua đoạn đường hào này tiến đến dưới chân tường thành, cổng thành nơi đây chưa đóng nên quân Ba Tư tiến vào. Do quân đội Babylon không còn tin tưởng vào nhà vua, nên Cyrus Đại Đế thuyết phục được quân Babylon đầu hàng.
Chiến thắng, vua Cyrus không giết bất kỳ một ai trong thành, trừ Belshazzar. Đế quốc Babylon hùng mạnh nhanh chóng bị đánh bại như thế.
Cyrus đối xứ rất tốt với dân chúng và những người nô lệ, cũng như người Do Thái. Trả lại tự do cho tất cả nô lệ, cho phép người Do Thái và những ai bị bắt đến đây làm nô lệ có thể tùy ý quay về quê hương của họ hay chọn ở lại nơi này. 40.000 người Do Thái chọn trở về cố hương, và họ được tổ chức đưa về Jerusalem an toàn. Không chỉ thế Cyrus còn cho tu bổ lại các Đền thờ của người Do Thái ở Jerusalem đã bị quân Babylon phá hủy trước đó.
Cyrus đưa ra bộ quy tắc của mình, viết lên “Trụ Cyrus”. Trụ Cyrus đưa ra 4 thông điệp căn bản như sau:
Những chỉ dụ này của Cyrus được viết bằng tiếng Akkad trên một trụ đất nung được gọi là Trụ Cyrus, sau này được xem là Hiến chương về nhân quyền đầu tiên trên thế giới.
Trụ Cyrus được dịch ra 6 thứ tiếng và được phổ biến. Nó như một bản tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền.
Dân chúng ca ngợi Cyrus vì đã giải phóng họ, giúp dân chúng thoát khỏi cảnh lưu đày bạo ngược. Người Do Thái biết ơn ông khi được trở về cố hương, các đền thờ ở Jerusalem cũng được tu bổ. Cho đến nay người Iran đều gọi Cyrus Đại đế là “Quốc phụ”.
Câu chuyện về Cyrus vượt khỏi biên giới và lan đi rất xa, vì thế mà Cyrus dễ dàng tiến quân đến bán đảo Ả Rập và vùng đất Levant. Dân chúng đều quy thuận ông. Sau đó dù Cyrus không đánh Ai Cập, nhưng các vùng đất biên giới Ai Cập đều quy thuận vào năm 553 TCN.
Khi Cyrus về Kinh đô, lãnh thổ của ông luôn ở trong cảnh thái bình thịnh trị.
Cyrus là người kết thúc Vương triều Babylon, được xem là người giải phóng dân chúng, ông đối xử tốt với những người có tín ngưỡng, các nguyên tắc ông đưa ra được xem là Hiến chương về nhân quyền đầu tiên trên thế giới, ông trở thành cường giả một thời, làm chủ một vùng đất rộng lớn, cốt lõi chính là vì tín Thần, phục hồi tín ngưỡng đạo đức. Vương quốc Babylon nổi tiếng hùng mạnh vô song nào ngờ sụp đổ trong nháy mắt, cốt lõi cũng chính là đạo đức băng hoại, phỉ báng Thần, đàn áp tín ngưỡng vậy.
(Hết)
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Thanh và sắc là những thứ dễ dàng làm nhiễu loạn tâm trí con người.…
Khi người ta thấy trước đó bạn hẹp hòi cố chấp không tha thứ bỏ…
Đạo lý "chính danh" này có thể hiểu đơn giản thông qua một câu chuyện…
Quân đội Mỹ trong nhiều thập niên qua đã bí mật thu thập những vật…
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã điện đàm vào…
Trào lưu lãng mạn ở Việt Nam.