Công chính vô tư không chỉ là đức tính cao quý mà còn là trí tuệ không thể thiếu để trị vì đất nước, giúp dân chúng yên tâm an cư lạc nghiệp.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Bá Cầm trước khi đi đến nước Lỗ đã thỉnh giáo Chu Công về thượng sách trị vì nước Lỗ. Chu Công nói: “Lợi nhi vật lợi dã”, tức là mưu cầu lợi ích cho dân chúng chứ đừng mưu cầu lợi ích cho bản thân mình. Trong lịch sử, trí tuệ sâu sắc nhất của bậc minh quân nằm ở chỗ công chính vô tư.
Theo truyền thuyết, Đế Nghiêu có mười người con trai nhưng ông lại không truyền lại ngôi cho con mình mà truyền cho Ngu Thuấn. Đế Thuấn có chín người con trai nhưng ông cũng không truyền lại ngôi vị cho con mình mà truyền cho Vua Vũ.
Thời Xuân Thu, Tấn Bình Công hỏi Kỳ Hoàng Dương, quan đại phu nước Tấn rằng: “Nam Dương không có huyện lệnh, ai có thể đảm nhận chức vị này?” Kỳ Hoàng Dương đã tiến cử Giải Hồ, mà Giải Hồ vốn là người đối đầu với Kỳ Hoàng Dương. Tấn Bình Công đã tiếp nhận tiến cử của Kỳ Hoàng Dương mà phong chức cho Giải Hồ. Sự tình này được mọi người vô cùng khen ngợi.
Một thời gian sau, Tấn Bình Công lại hỏi Kỳ Hoàng Dương: “Hiện giờ đang thiếu một Quân úy, khanh xem ai có thể đảm nhận chức này?” Kỳ Hoàng Dương lại tiến cử Kỳ Ngọ. Vua Tấn Bình Công lại nói: “Kỳ Ngọ chẳng phải là con của khanh sao?” Kỳ Hoàng Dương trả lời: “Quân vương hỏi ai có thể đảm nhận chức Quân úy, không hỏi ai là con của thần!”
Tấn Bình Công lại tiếp thụ lời tiến cử của Kỳ Hoàng Dương.
Khổng Tử sau khi biết chuyện này liền khen ngợi: “Kỳ Hoàng Dương đúng là người hay! Ông ta tiến cử người ngoài thì không tránh né kẻ thù địch với mình. Tiến cử người nhà thì không vì là con mình mà ngần ngại. Chỉ một lòng lo lắng cho dân chúng, người như thế đúng là công chính vô tư”.
Tương ứng với công chính vô tư trong việc tiến cử là công chính vô tư trong việc trừng phạt những kẻ ác.
Thời xưa, Phúc Thuần sống ở nước Tần có người con trai phạm phải tội giết người. Tần Huệ Vương vì có thiện cảm với Phúc Thuần nên nói: “Tiên sinh tuổi đã cao, lại không có người con trai nào khác, ta đã mệnh lệnh cho quan tư pháp không giết con của ông. Việc này tiên sinh cứ nghe theo ta đi”.
Phúc Thuần trả lời: “Pháp luật quy định, kẻ giết người phải bị xử chết, kẻ đả thương người phải bị chịu hình phạt. Quy định như vậy là để cấm giết người và đả thương người. Cấm chỉ vô lý giết người và đả thương người là đại nghĩa thiên hạ. Đại vương mặc dù ban ân cho thần, lệnh cho quan tư pháp không giết chết con của thần nhưng thần không thể vi phạm pháp luật”.
Phúc Thuần cuối cùng đã không nhận ân huệ này của Tần Huệ Vương, chấp nhận pháp quan xử chết con trai mình. Phúc Thuần đã vì duy trì trật tự xã hội mà tuân thủ pháp luật, làm gương cho người khác. Việc làm này đã được vua và dân ngưỡng mộ.
Sách “Lã Thị Xuân Thu” viết rằng: “Tiên đại thánh vương thống trị thiên hạ đều làm được công chính vô tư. Công chính vô tư thì thiên hạ mới thái bình, thiên hạ thái bình là bởi vì phẩm đức công chính vô tư được thi hành phổ biến rộng rãi”. Ngược dòng thời gian mà suy xét, sẽ thấy rằng những người có được thiên hạ đều là bởi vì họ công chính vô tư, còn những người bị mất đi thiên hạ đều là bởi vì họ có tư tâm. Là một người bình thường cũng vậy, khi họ công chính vô tư thì sẽ phát triển đi lên, còn khi họ vị tư thiên lệch thì sẽ gặp phải tai họa.
Thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công vì công gạt bỏ tư, có thể tha thứ cho việc Quản Trọng từng muốn giết mình mà dùng Quản Trọng, cuối cùng thành tựu nghiệp bá. Nhưng khi ông thiên vị, trọng dụng người mà mình yêu thích là Thụ Điêu thì liền khiến quốc gia đại loạn, ngay cả thi thể của ông cũng không có người thu nhận chôn cất. Cho nên thiên “Hồng phạm” của “Thượng thư” đã khuyên răn mọi người: “Vô thiên vô đảng, vương đạo đãng đãng; vô thiên vô khúc, tuân vương chi nghĩa”, ý nói không thiên lệch, không bè phái, vương đạo bằng phẳng rộng lớn; không thiên lệch không quanh co, tuân theo chính nghĩa của tiên vương mà hành.
Thiên hạ không phải thiên hạ của một người, thiên hạ là của tất cả mọi người. Âm dương điều hòa, không chỉ sinh trưởng một loại, hạt mưa cũng không chỉ làm ướt một loại cây cối nào, ánh nắng mặt trời cũng không chỉ chiếu sáng ở một nơi. Cho nên, chủ của vạn dân cũng không thể thiên vị một người.
Công chính vô tư luôn là đức tính mà con người vĩnh viễn ngưỡng mộ, là trí tuệ cơ bản nhất để con người điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, quốc gia. Chúng ta muốn xử lý tốt một sự tình, hay giải quyết tốt mọi tranh chấp giữa đôi bên thì trước tiên chúng ta phải xóa bỏ thiên lệch, xóa bỏ tư tâm, cố gắng làm được công chính thì mới có thể thành công.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Hạ Cầm
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…