Giáo viên có phải là một nghề “nhàn nhã” không?

Ở Việt Nam lâu nay không hiểu sao có một quan điểm hơi kì lạ là coi giáo viên là nghề lao động nhàn nhã. Cha mẹ, nhất là ở vùng nông thôn, hay bảo con gái: “Thôi, cứ đi học sư phạm sau làm cô giáo cho… nhàn”. Các anh giai khi tìm vợ cũng tắc lưỡi nghĩ: “Mình hay đi vắng, bận rộn, thôi lấy cô giáo nào đó cho lo việc nhà”… Vậy thì thật sự giáo viên có sướng, có nhàn không?

Câu trả lời thu được ở Việt Nam chắc sẽ rất đa dạng.

Ở Nhật thì sao? Theo kết quả “Điều tra môi trường dạy học của giáo viên quốc tế” (TALIS2013) do tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tiến hành với đối tượng là 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì thời gian làm việc của giáo viên Nhật Bản dài nhất thế giới. Đối tượng được điều tra là giáo viên trung học cơ sở. Kết quả cho thấy số giờ lao động trung bình của một giáo viên Nhật Bản là 53.9 tiếng/tuần trong khi thời gian lao động trung bình của các nước, vùng lãnh thổ điều tra là 38.3 tiếng.

Như vậy ta thấy giáo viên Nhật trung bình phải làm 53.9/7=7-8 tiếng/ngày.

Kết quả này khớp với nhiều số liệu khác ví dụ tỉ lệ giáo viên Nhật bỏ việc với lý do “thời gian lao động dài”, “vất vả”, “môi trường khắc nghiệt”. Ở Nhật hiện tại có khoảng gần 2 vạn người có giấy phép hành nghề giáo viên mầm non nhưng không làm nghề này trong khi Nhật Bản đang rất thiếu giáo viên mầm non.

Thực tế ai đã ở Nhật thì đều thấy giáo viên phổ thông ở Nhật rất bận rộn và vất vả.

Còn ở Việt Nam thế nào?

Trong cái nhìn của tôi thì giáo viên ở Việt Nam đa phần vất vả vì lương không đủ sống. Thời gian lao động ở trường có thể ngắn hơn giáo viên Nhật nhiều nhưng để sống được họ phải làm rất nhiều nghề khác nhau để sống. Ai không dạy thêm ngoài giờ thì cũng phải chạy chợ, bán hàng online, xe ôm, kinh doanh…

Bản thân tôi khi còn là giáo viên thuần túy cũng phải một lúc làm hai ba việc để sống.

Bởi thế, cùng là sự vất vả, cùng là công việc, giá như trường học ở Việt Nam trở thành nơi giáo viên dành toàn bộ tâm sức, thời gian cho công việc ở đó và được hưởng lương xứng đáng, ít nhất đủ sống cuộc sống trung bình thì tốt biết bao nhiêu.

Việc không sống được bằng lương để rồi giáo viên buộc phải kiếm sống ngoài trường, ngoài công việc chính của mình đã tạo ra rất nhiều hệ lụy cho cả xã hội và cho cả cá nhân người trong cuộc. Ai lương thiện nhất cũng phải ăn cắp thời gian và sự tập trung. Điều ấy, thật ra cũng giống như cắt thịt ở chân tay mình ra để ăn hay tự bán máu mình. Càng lâu, càng kiệt sức và mệt mỏi.

Nghề giáo viên có đặc thù là hay mang việc về nhà và thời gian lao động ngoài giờ học rất lớn. Không phải ai cũng hiểu điều này. Có cô bạn làm giáo viên đã từng tâm sự với tôi là mẹ chồng – gia đình chồng đã bày tỏ sự khó chịu khi thấy tại sao về nhà vẫn phải làm việc mà làm việc chỉ là ngồi đọc sách hay ôm máy tính. Ở một đất nước như Việt Nam, lao động trí tuệ và các dạng lao động tạo ra sản phẩm xã hội, vô hình, rất khó để được cảm thông.

Nguyễn Quốc Vương

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

3 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

8 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

8 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

18 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

20 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

29 phút ago