Nhiều làng cổ có giếng làng. Tôi đến Bắc Ninh chơi nhiều lần và thấy rất nhiều làng có giếng lớn ở đầu làng. Những giếng này cho đến giờ vẫn giữ được cho khách tham quan xem dù không mấy người dùng giếng ấy nữa.

Mẹ tôi sinh ra ở làng Nguộn, cách làng tôi chừng 2 cây số, trong cùng một xã. Làng Nguộn có cả đầm và núi. Nhà ông ngoại tôi ban đầu ở trong làng, trên một ngọn đồi có ngõ lên nhiều bậc, núp sâu dưới tán lá rậm rạp của những cây mít lớn và vô số cây dại. Về sau ông chuyển đến một ngọn đồi có cái tên rất lạ là đồi Man Ri (hay Man Di). Đồi này có lẽ xưa kia là rừng nhưng lúc ông chuyển tới sống ở đây người ta đã chặt hết cây chỉ còn lại đất cằn và đá óc chó trơ trọi dưới cái nóng như thiêu của mặt trời.

Tôi rất sợ khi phải lên nhà ông ngoại ở đồi Man Ri. Lên một tí là tôi khóc đòi về ngay. Đơn giản vì nóng quá. Không có cái cây lớn nào cho bóng mát cả. Những cây bạch đàn ông trồng chỉ cao ngang tầm rốn người lớn. Nhà ông ở lại quay về hướng Tây hứng trọn nắng nóng. Thời đó đương nhiên làm gì có điện. Thế nên nóng bức khủng khiếp cho dù đang ở trong nhà.

Tôi thích nhà ông ở trong làng hơn. Ở đó nhiều cây, mát và ngôi nhà lại cổ kính. Đường vào nhà ông phải đi qua một cái miếu cổ bên trong có cái bệ thờ vẽ con hổ vằn vện nhìn đáng sợ. Đi thêm một đoạn, lúc sắp lên dốc để vào nhà ông thì có giếng làng. Tôi nhớ cái giếng đó khá lớn, thành giếng cuốn bằng đá ong, giữa các kẽ đá những loại cây họ dương xỉ mọc đầy. Nước rỏ tong tong, tí tách từ trên thành giếng xuống nước. Bờ giếng khá thấp. Người làng thường ra đây múc nước về dùng. Có người mang rau đến đây rửa, thậm chí có người giặt luôn quần áo ở đây. Cũng như nhà ông ngoại tôi, nhiều nhà có giếng riêng nhưng giếng nhà họ ít nước, thường cạn vào mùa đông hoặc là có nước nhưng không ngon nên họ vẫn tới đây lấy nước.

Cái giếng này và ngôi miếu kia vẫn còn. Sau khi ông tôi chuyển ra đồi Man Ri và để lại căn nhà ở giữa làng này cho cậu tôi, một thời gian sau cậu bán cho một người trong họ. Tôi ít qua lại nơi này. Khi tôi sắp cưới vợ, tôi đưa bố tôi lại đây mời một số họ hàng, người quen, tôi thấy cái giếng và ngôi miếu vẫn còn nhưng có sửa sang lại. Miệng giếng giờ có thêm một cái mành sắt che kín, chắc đề phòng trẻ con rớt xuống.

Khác với làng Nguộn, làng Sấu của tôi không có giếng làng. Tôi chưa từng nhìn thấy, cũng chưa từng nghe ai kể về nó. Kể cũng lạ khi làng tôi không có cả ao làng lẫn giếng làng trong khi có đủ đình, chùa, bến đò…

Nguyễn Quốc Vương

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Đức tìm cách bí mật mua vũ khí Mỹ để chuyển cho Ukraine, truyền thông Đức

Bild: Berlin muốn đạt một “thỏa thuận bí mật” mua 2 hệ thống tên lửa…

2 giờ ago

‘Nhịp tim’ bí ẩn của Trái Đất đang chia cắt Châu Phi

Khu vực phía đông của lục địa châu Phi đang bị một vết nứt khổng…

5 giờ ago

Tuyết rơi tháng 7, thảo nguyên rộng lớn phủ trắng xóa sau 1 đêm

Tối ngày 3 tháng 7, tuyết rơi dày đột nhiên rơi trên thảo nguyên Kỳ…

6 giờ ago

Miễn giảm thuế thu nhập 30 năm đối với dự án đầu tư vào Trung tâm tài chính quốc tế

Miễn thuế thu nhập cá nhân cho các lao động có trình độ chuyên môn…

8 giờ ago

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

10 giờ ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

10 giờ ago