Hoa Kỳ lập quốc: Giàu có và chênh lệch giàu nghèo không hề sai trái

Ngày nay cùng sự tả hóa của toàn thế giới, người ta liên tục nói về chênh lệch giàu nghèo, nói rằng 1% người giàu chiếm 80% lượng của cải của xã hội, v.v… Người ta cảm thấy bất công, và cảm thấy cần phải đánh thuế giàu có. Tuy nhiên đây là tư duy hoàn toàn sai lầm, sai lầm ngay trong sự đố kỵ và cảm thấy bất công khi người khác giàu có. Từ nguyên tắc lập quốc: “Khi không thể bảo vệ tài sản của mình, tất cả người Hoa Kỳ sẽ mất đi quyền lợi của họ”, có một nguyên tắc phái sinh, đó là: Giàu có và chênh lệch giàu nghèo không phải điều sai trái.

Tiếp tụccâu chuyện thửa ruộng của kỳ trước, trái ngược với cách làm “cào bằng xã hội” của chủ nghĩa cộng sản, những vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ đã quyết định từ hơn 200 năm trước rằng Hoa Kỳ sẽ sử dụng một phương pháp khác. Đó là, thửa ruộng của tất cả mọi người đều được bảo vệ và mọi người đều có quyền tư hữu. Dù bạn có bao nhiêu ruộng, bạn cũng không phải lo lắng về việc bị ai đó cướp mất. Bạn có bao nhiêu ruộng cũng được, miễn là bạn không phạm pháp khi làm ra nó.

Có một ý tưởng rõ ràng đằng sau điều này. Trong một xã hội nơi tự do được bảo vệ, mọi người đều có quyền và cơ hội để nâng cao bản thân và tích lũy của cải. Những người nghèo nhất có thể thoát nghèo bằng cách học tập chăm chỉ và nỗ lực làm việc, bởi vì xã hội này có lối thoát: nó bảo vệ tư hữu của tất cả mọi người. Do đó, trong một xã hội như vậy, khả năng thoát nghèo thực sự là lớn nhất. Giàu có không phải là sai trái. Đây là điểm đầu tiên.

Điểm thứ hai là trong một xã hội, nơi tự do được đảm bảo, sẽ có sự chênh lệch giữa giàu và nghèo. Bởi vì mỗi người đều có tài năng khác nhau và mức độ nỗ lực khác nhau, tất nhiên kết quả cũng sẽ khác nhau. Người chăm chỉ nỗ lực, cần cù chịu khó, biết sáng tạo, thì khả năng thành công cực kỳ cao. Vì vậy, miễn là tồn tại tự do, ắt sẽ tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo.

New York những năm 1900. (Ảnh: Detroit Publishing Co., Library of Congress, Wikipedia, Public Domain)

Ngày nay có nhiều người thường lấy việc 1% người giàu chiếm 80% (hay 90%, cũng có chỗ nói 40%) lượng của cải của xã hội để nói về sự bất bình đẳng xã hội. Nhưng kỳ thực chẳng phải các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ đã đưa ra câu trả lời hơn 200 năm trước rồi? Giàu có không phải tội lỗi. Chẳng phải càng nhiều người giàu thì càng tốt sao? Vốn dĩ là muốn tất cả mọi người giàu lên. Cần phải khuyến khích mọi người làm giàu chân chính.

Vào cuối thế kỷ XIX, khi Hoa Kỳ bắt đầu chuyển từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp hóa thì đòi hỏi rất nhiều đất đai, rất nhiều vốn, rất nhiều máy móc, rất nhiều công nhân và rất nhiều người. Ai làm điều này? Đó là những người Mỹ giàu có vào thời điểm đó, họ là thế hệ doanh nhân công nghiệp đầu tiên. Những người giàu này đã bước ra để tiêu tiền của chính họ, thành lập các doanh nghiệp lớn thành công và dẫn dắt Hoa Kỳ bước vào xã hội công nghiệp. Cũng nhờ có họ, các công nhân trong doanh nghiệp trở thành tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ. Vì vậy, một số ít người giàu có ở Hoa Kỳ đã giúp hầu hết mọi người bước lên từ tầng lớp nông dân, trở thành tầng lớp trung lưu. Đây là một hiện tượng xã hội rất tốt.

Người bình thường sẽ cảm thấy rằng sự chênh lệch giàu nghèo là không tốt. Nhưng họ lại quên mất rằng người giàu sẽ có những cống hiến tốt cho xã hội, đặc biệt ở việc tạo ra công ăn việc làm khiến toàn xã hội phát triển. Và hãy nhớ rằng người giàu có, người được bảo vệ quyền tư hữu, cũng là những người làm từ thiện nhiều nhất. Vì vậy bạn không nên ghen tị với sự giàu có của người khác, chỉ cần làm việc chăm chỉ là được.

Ở một khía cạnh khác, giàu có và đạo đức là hai vấn đề khác nhau. Bạn chỉ có thể chê trách đạo đức của một người, chứ không thể chê trách sự giàu có của người đó.

Tôn trọng sự giàu có của người khác chính là tôn trọng quyền tư hữu của người khác, là tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của con người, là tôn trọng quyền của chính bản thân mình. Đây cũng là điều răn cuối cùng trong 10 điều răn của Thiên Chúa: “Ngươi không được ham muốn vợ người ta, ngươi không được thèm muốn nhà của người ta, đồng ruộng, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.”

Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

Thiên Cầm

Published by
Thiên Cầm

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

51 phút ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

55 phút ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

4 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

8 giờ ago