“Unsilenced” (Không thể lặng im) là một bộ phim nhân quyền giành giải thưởng “Audience Award” tại Liên hoan phim Austin thường niên lần thứ 28 một trong những sự kiện điện ảnh và biên kịch truyền hình lớn nhất tại Hoa Kỳ. Đây là bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về hai sinh viên Đại học Thanh Hoa, trường đại học danh tiếng nhất của Trung Quốc. Hai người đã cùng nhau giúp một nhà báo phương Tây tên Daniel vượt qua sự kiểm duyệt và đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc để phơi bày cuộc bức hại tàn bạo đối với những người tập Pháp Luân Công. Mặc dù phải trả giá đắt, lòng dũng cảm và sự hy sinh của họ đã gây ra một cơn địa chấn đối với bộ máy tuyên truyền của chế độ, cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc.
Trong phim có một cảnh gây ấn tượng mạnh với tôi như thế này:
Người đạo diễn cuộc đàn áp, vị bí thư Trung Cộng nói với nhân vật chính: “Nói cho tôi biết, Daniel đang ở đâu? Tôi sẽ để cho cậu con đường sống, sau này ra ngoài rồi, còn được nghe con mình gọi một tiếng ‘cha’.”
Nhân vật chính: “Ít nhất, khi con tôi trưởng thành rồi, nó sẽ hiểu ra rằng, cha nó là vì nói cho mọi người biết ‘sự thật’”.
Vị bí thư Trung Cộng: “Sự thật? Dựa vào mấy tờ rơi đó sao? Cả nước có hơn 2,000 tờ báo, mỗi ngày phát hành hàng trăm triệu bản, các cậu có thể in được bao nhiêu tờ rơi chứ?”
Nhân vật chính: “Chắc chắn sẽ có ngày, những lời dối trá này của các ông cũng chẳng lừa được ai nữa, đối diện với sự thức tỉnh của nhân tâm, thì có tuyên truyền nữa cũng vô ích, thậm chí cả quân đội và cảnh sát cũng sẽ chống lại ông, ông đã từng nghĩ rằng sẽ có ngày như thế không?”
Vị bí thư Trung Cộng: “Nói hay lắm, vấn đề là, cậu có thấy được ngày đó không?”
Nhân vật chính: “Ông nên tự hỏi chính mình mới đúng, những người như ông, làm nhiều việc xấu, kết thù trong giặc ngoài, tương lai nếu ông không bị cái thể chế này nghiền nát, thì cũng là đợi ngày ĐCSTQ giải thể mà bị xét xử, lúc đó, tiền bạc và quyền lực của ông liệu còn tác dụng gì? Trong một xã hội không có sự thật và chính nghĩa, mỗi một người đều là nạn nhân, bao gồm cả chính ông”.
Lúc này khóe mắt của vị bí thư Trung Cộng kia đã rơm rớm giọt nước mắt, mà tôi ở bên này màn hình, sớm đã giàn giụa nước mắt.
Đoạn đối thoại này dựa trên một câu chuyện có thật, là một đoạn đối thoại xảy ra bên trong nhà tù tại Trung Quốc. Nhân vật chính trong đoạn hội thoại trên là một người tu Pháp Luân Công đang bị tra tấn tàn khốc, cũng là một sinh viên trường đại học Thanh Hoa ở Trung Quốc.
Một thanh niên đang trong độ tuổi thanh xuân trong sáng, tràn đầy sức sống, nhờ vào tu luyện mà thay đổi trở nên tốt đẹp hơn. Một thanh niên trẻ tuổi với tương lai đầy hứa hẹn lại tràn đầy thiện tâm, hoàn cảnh cũng ngập tràn những điều tốt đẹp, hài hòa yên bình. Thế nhưng những điều tốt đẹp ấy đã ngay lập tức bị kẻ đứng đầu Trung Cộng vì lòng đố kị, hẹp hòi mà phát động cuộc bức hại và tạo dựng những lời dối trá cuốn trôi tất cả. Nó cuốn những người dân vô tội vào trong sự đấu tranh giữa việc bị bưng bít, khủng bố, giữa bất lực và lương tri. Một bầu không khí “gió thổi báo hiệu giông tố sắp đến” khiến người xem ngoài màn ảnh đều có một loại cảm giác rùng mình như đứng trước cái lạnh khô khốc của gió thu.
Thuận theo mạch truyện của phim dần được triển khai, tôi thấy được sự mộc mạc, dũng khí, chính nghĩa, lý trí, cũng như lòng tốt và nhẫn nại vô cùng to lớn cùng với khả năng đảm đương gánh vác sứ mệnh của những nhân vật chính trẻ tuổi, tôi hiểu được thế nào là lòng từ bi. Từ chính bản thân họ đã thể hiện ra được sự thuần tịnh của Chân Thiện Nhẫn, bởi vì không có bất kỳ ai hay sự việc nào yêu cầu họ làm điều gì đó vì ai hay vì xã hội này, chỉ là bản tính trong sáng thuần chân sâu thẳm của sinh mệnh, khiến họ trong một hoàn cảnh môi trường áp bức nặng nề đầy ngạt thở, lại có thể đột phá tầng tầng nguy hiểm, không ngần ngại truyền rộng sự thật. Loại lựa chọn này, nếu không phải người tu luyện thì thật sự không cách nào làm được, lại còn có thể làm một cách kiên trì đến thế.
Nhân vật phản diện trong phim sử dụng tất cả bộ máy của quốc gia để bắt cóc và dùng khổ hình hãm hại những người tu Pháp Luân Công. Là một bí thư trong thể chế của Trung Cộng, ông ta lúc nào cũng mang một bộ mặt u ám như mây đen bao phủ, ẩn giấu đằng sau đó là một trái tim bám víu vào quyền thế mà trở nên vặn vẹo méo mó. Ông ta có một chiếc đồng hồ hàng hiệu nổi tiếng làm vật bất ly thân của mình. Chiếc đồng hồ cần định kỳ bảo dưỡng cẩn thận. Nó kêu vang âm thanh tích tắc, khô khốc lạnh lẽo, không hề có nhịp đập của sinh mệnh, tiếng dao động của nó ngược lại lại khiến người ta cảm thấy bất an. Chiếc đồng hồ ấy cũng giống như biểu tượng của tiền tài, quyền lực mà chính vị bí thư Trung Cộng đã cố gắng hết sức để bảo hộ lấy. Nó khiến ông ta bức hại tàn khốc những người tu luyện lương thiện, điều này đã cướp đi nguồn gốc nhân tính của một sinh mệnh, khiến ông ta đánh mất bản tính thiện lương của mình mà bị mê hoặc thao túng.
Đoạn cuối câu chuyện, vị bí thư Trung Cộng này cũng đang trong quá trình bị điều tra truy bắt, thế mà vẫn cúi đầu nhìn chăm chăm vào chiếc đồng hồ, thể hiện được trong nội tâm của ông ta dù cho đến bước cuối cùng vẫn không cách nào buông bỏ những hư vinh kia. Ông ta mang theo sự bất an bước vào sảnh lớn phòng hội nghị, vào khoảnh khắc đẩy cửa nhìn thấy trong phòng không có lấy một bóng người, lúc ấy ông ta mới bừng tỉnh. Quả đúng như những lời của nhân vật nam chính nói hôm nào, không ngờ nó đã đến nhanh như vậy, đây vốn dĩ là con đường một chiều không thể quay đầu lại, chỉ là vào lúc ông ta muốn quay đầu, thì đã muộn. Chính vào thời khắc ông ta bị bắt, cuối cùng cũng đành bất lực buông tay khỏi nó, chiếc đồng hồ ấy rớt xuống không còn kêu vang những tiếng tích tắc khô khốc kia nữa, dường như để trả lời cho câu hỏi của nhân vật chính: “Lúc đó, tiền bạc và quyền lực của ông liệu còn tác dụng gì? Trong một xã hội không có sự thật và chính nghĩa, mỗi một người đều là nạn nhân, bao gồm cả chính ông”.
Quay lại đoạn hội thoại giữa nhân vật chính và vị bí thư, có thể thấy được rằng tận sâu trong bản nguyên mỗi sinh mệnh đều có mặt minh bạch, nhưng chỉ vì không buông bỏ được hư vinh bề mặt, mới có một mặt đầy đáng sợ như vậy, một mặt lại bị những ảo tưởng về Trung Cộng làm tê liệt, vào lúc nghĩ đến việc muốn quay đầu, sự thật liệu còn có thể cứu được sinh mệnh ấy chăng? Đây có lẽ chính là nguyên nhân sâu xa mà những người tu Pháp Luân Công luôn muốn nói về sự thật của cuộc đàn áp.
Trên bề mặt thì nhóm người mong muốn truyền rộng sự thật có vẻ yếu nhược, trông họ rất phổ thông bình thường, nhưng tâm niệm của họ lại vô cùng to lớn, rất dụng tâm làm công việc của mình. Hơn nữa nguồn gốc bản nguyên của sinh mệnh chính là tương thông với tính bản thiện, nhân tố Thiện tại nơi sâu thẳm trong nội tâm mỗi từng con người có thể sinh ra cộng hưởng từ đó tiếp nhận sự thật, cự tuyệt tà ác, thật sự được thức tỉnh. Đây mới là lực lượng cường đại, to lớn xuyên việt hết thảy, làm sao có thể bị kim tiền trên bề mặt lừa gạt mà dùng dối trá che đậy được chứ, sao có thể vĩnh viễn mê muội im lặng được chứ?
Chúng ta cũng nhìn thấy sự chuyển biến của các nhân vật trong câu chuyện này: từ trốn tránh đến chính diện đối mặt, từ hoang mang đến tán thưởng, từ im lặng trầm mặc đến cất vang tiếng nói, từ thờ ơ đến cảm thấy hối hận, từ không màng thế sự đến cúi đầu trầm tư suy nghĩ, từ hèn nhát đến dũng cảm, ngay cả trái tim đen tối đang trong hoang mang rối bời cũng nhận thức được vận mệnh bi ai của chính mình và của những chúng sinh khác. Đúng vậy đó, sự triển hiện của sự thật chính là thiên lý và lòng người, khi họ nghe được tiếng hô hoán kêu gọi từ nơi sâu thẳm trái tim mình, thì liệu sẽ có sinh mệnh nào không muốn thức tỉnh mà sống tạm bợ trong đau khổ mãi mãi?
Trailer phim:
Xem (có trả phí) tại đây
Pháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật gia bao gồm 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng, chậm rãi, an hòa, dựa trên các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi nhờ những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người tập. Đến năm 1999, theo ước tính chính thức của chính phủ Trung Quốc, Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 70-100 triệu người tập luyện. Lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã coi sự phổ biến của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của đảng. Tháng 7/1999, ông ta đã phát động một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ môn tu luyện này. Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, vài triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện, ước tính từ 1,5 đến 2,5 triệu người bị giam trong các trại lao động vào năm 2010. |
Theo “Khi cả thế giới đều im lặng, chúng ta càng cần lên tiếng – Cảm nhận sau khi xem phim Không thể lặng im”
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Tâm Liên
Xem thêm:
Mời xem video:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…