“Lễ Ký. Đại học” viết rằng: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ vu chí thiện”, đạo của việc học rộng là ở chỗ đức sáng, là ở chỗ khiến con người đổi mới luôn luôn, và dừng ở chỗ hết mực của cái Thiện. Con người muốn đạt đến cảnh giới “chí thiện” thì nhất định phải tu dưỡng, sửa đổi hành vi của bản thân mình, đây gọi là “chính tâm tu thân”.
Phật gia giảng rằng: “Cát hung họa phúc đều từ tâm mà ra”, Lục Tổ Huệ Năng do vậy nói: “Hết thảy phúc báo đều không rời khỏi tâm”. Nho gia lại giảng: “Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc”. Có thể thấy, tu tâm là điều mà cả Phật gia và Nho gia đều đặt ở vị trí hàng đầu.
Sách sử chép rằng Thương Thang Vương là vị vua đoan chính, thường xuyên nhìn lại bản thân mỗi ngày. Tương truyền rằng trên chậu tắm của mình, ông cho khắc dòng chữ: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”, ngày một mới, mỗi ngày mới, ngày ngày mới. Thương Thang muốn nhắc nhở bản thân mỗi ngày đều phải gột rửa và tẩy tịnh tâm linh để trở thành một con người mới, thanh sạch hơn.
“Chính tâm tu thân”, muốn tu thân thì trước tiên phải chính tâm, sửa đổi tâm của mình sao cho ngay chính. Nếu tâm của một người mà không chính thì hành vi tất sẽ không chính, cũng sẽ không đạt được mục đích tu thân. Kẻ tiểu nhân khi người khác không nhìn thấy thì làm ra những điều bất thiện. Khi ở trước mặt người khác thì họ lại cố gắng che đậy, giấu cái ác mà trưng điều ngụy thiện ra. Cách làm “lừa người” này thực chất chỉ là “dối mình” mà thôi, đâu có ích lợi gì. Sự thật bên trong không sớm thì muộn cũng sẽ thể hiện ra ngoài, thậm chí biểu hiện rất rõ trong hành vi, hình dáng, cử chỉ. Bởi vậy mới có câu “Tướng do tâm sinh”. Người quân tử hiểu được đạo lý ấy nên luôn luôn nghiêm khắc yêu cầu chính mình, cho dù chỉ có một mình trong phòng tối, họ cũng vô cùng thận trọng, không tùy tiện phóng túng.
Vậy như thế nào là chính tâm? Trong “Lễ Ký. Đại học” viết: “Nếu bản thân có điều giận dữ thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu có điều sợ hãi thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu có điều ham muốn thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu có điều ưa thích thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu có điều lo lắng thì lòng sẽ không ngay thẳng.” Nội tâm có điều oán hận phẫn nộ, có điều sợ hãi, có điều mong muốn, hay có điều sầu lo đều khiến cho bản thân không giữ được chính khí nữa, đây là “tâm không chính”.
Do đó muốn chính tâm thì trước tiên phải trừ bỏ đi những tạp niệm, vọng niệm, trừ bỏ đi những suy nghĩ xằng bậy, không đúng đắn của bản thân, làm được “nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không biết”. Tiếp theo đó là phải làm được đối với mình, đối với người thân, đối với bạn bè thậm chí là đối với kẻ thù đều vô tư, không nghiêng lệch, công chính khách quan. Hiểu được đạo lý “yêu thích ai mà vẫn thấy được chỗ xấu của người ấy, ghét bỏ ai mà vẫn thấy được chỗ tốt của người ấy” thì mới có thể đạt được “tâm chính”.
Thời cổ đại, không chỉ những người có địa vị tôn quý hay quan lại mới thực hành theo các kinh điển của bậc Thánh hiền, mà ngay cả dân thường cũng đều học hỏi kinh điển về đạo làm người, tu tâm dưỡng đức. Họ luôn nghiêm khắc yêu cầu bản thân trừ bỏ các dục vọng, tẩy tịnh những suy nghĩ xấu, mong mỏi đạt đến cảnh giới “chí thiện”. Trong cuốn “Tập phúc tiêu tai chi đạo” có ghi câu chuyện về Triệu Khang Tĩnh thời Tống rất đặc biệt như sau.
Triệu Khang Tĩnh là người vô cùng coi trọng tu tâm dưỡng tính, vứt bỏ những suy nghĩ xấu để đạt đến cảnh giới nội tâm thuần tịnh. Ông nỗ lực học tập và làm người chiểu theo lời dạy của các bậc Thánh nhân.
Để tẩy tịnh tâm linh, đạt đến cảnh giới thuần tịnh, Triệu Khang Tĩnh lấy một chiếc bình để đựng đậu đen và đậu trắng, từ đó tự kiểm tra và nỗ lực đề cao tâm tính của mình. Mỗi khi thấy mình khởi lên một thiện niệm thì ông cho một hạt đậu trắng vào trong bình. Còn khi khởi lên một ác niệm thì ông cho một hạt đậu đen vào trong bình.
Lúc bắt đầu làm như vậy thì trong chiếc bình chứa hầu như toàn là đậu đen. Triệu Khang Tĩnh thấy vậy thì càng thường xuyên suy xét những chỗ sai của mình, tự hối hận, không ngừng tu chỉnh. Cùng với việc tu dưỡng bản thân của Triệu Khang Tĩnh thì đậu đen dần dần giảm đi và đậu trắng dần dần tăng lên.
Lâu dần nội tâm của Triệu Khang Tĩnh trở nên thuần tịnh, thuần tịnh đến mức không có ngay cả niệm thiện hay ác, tiến nhập vào trạng thái “không nghĩ về thiện, không nghĩ về ác”, đạt tới cảnh giới “tâm không có tạp niệm, thuần tịnh tự nhiên”. Chiếc bình từ đó cũng không còn được dùng đến nữa.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…