Ngày nay, chúng ta gọi trẻ em có tài năng là thần đồng. Cách gọi này đã hình thành như thế nào?
Từ các ghi chép thư tịch lịch sử thì xưa kia những trẻ em kỳ tài được gọi là “đồng tử lang”. Nếu trẻ em được Triều đình công nhận thì sẽ cho chức quan “đồng tử lang”. Lý do là vì trẻ nhỏ tuổi nên chưa thể làm quan, nhưng vì tài năng nên Triều đình khuyến khích.
Người được gọi là “đồng tử lang” ngày xưa có thể kể đến như Tư Mã Lãng, anh trai của Tư Mã Ý. Từ nhỏ Tư Mã Lãng đã nổi tiếng thông minh hơn người, tuổi nhỏ thiên tài, được xem là “đồng tử lang”. Năm 12 tuổi Tư Mã Lãng vượt qua kỳ thi văn, nhưng vì nhỏ tuổi chưa thể làm quan như người lớn nên được cho giữ chức “đồng tử lang”.
Sau này Tư Mã Lãng làm quan giúp yên dân, kinh qua các chức Chủ bạ, Tri huyện, Tri châu rồi làm Thứ sử Duyện châu. Ông làm quan khoan hòa, yêu thương dân chúng. Trăm họ ở Duyện châu yên vui thái bình. Ông nhiều lần dâng kế sách giúp Tào Tháo hoàn thành cơ nghiệp.
Đến thời nhà Lương (giai đoạn Nam – Bắc triều 420 – 589), sách “Nam sử” của Lý Đại Sư lần đầu tiên dùng từ “thần đồng” khi nói về Lưu Hiếu Xước: “Ông thông minh mẫn tiệp. 7 tuổi thuộc làu thơ văn. Cậu là Vương Dung đang làm quan Trung thư lang nhà Nam Tề thường ngợi ca ông trước mặt bạn bè thân hữu và gọi ông là thần đồng”. Lưu Hiếu Xước lớn lên trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất thời kỳ Nam – Bắc triều. Từ đó từ “thần đồng” được sử dụng để chỉ tuổi nhỏ thiên tài.
Đến thời vua Đường Cao Tông (628-683) có hẳn một khoa thi dành cho trẻ em có tài năng hơn người, từ 10 tuổi trở xuống, gọi là khoa thi tuyển chọn thần đồng. Đến thời nhà Tống thì nâng từ 10 tuổi lên 15 tuổi.
Phần “Tuyển cử” trong sách Tống sử có chép: “Phàm là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, có thể đọc thông kinh, biết làm thơ phú, từ các châu gửi về triều đình và được Thiên tử đích thân ra đề để chọn lựa. (Sau khi trúng tuyển) bổ nhiệm những người đó làm quan, miễn cử theo cách thức thông thường”.
Thời nhà Tống xuất hiện các thần đồng nổi tiếng như Yến Thù, 14 tuổi đỗ khoa thi thần đồng và được yết kiến Hoàng đế. Nhưng Yến Thù lại từ chối mà muốn tham gia kỳ thi. Yến Thù cùng 3.100 người đã đỗ kỳ thi Hương ở các vùng và cùng bước vào thi Hội.
Ngày đầu tiên Yến Thù làm bài rất tốt. Đến ngày thứ hai đề mục là “thi phú luận”, Yến Thù nhận thấy bài này mình luyện viết qua rất nhiều rồi, thi tất nhiên sẽ đỗ cao, bèn xin cho được sang làm đề khác. Quan chủ khảo không đồng ý, Yến Thù nói rằng: “Không đổi đề mục, cho dù có thi đỗ, cũng không phải là chân tài thực học của tôi. Nếu đổi rồi mà làm không tốt, thuyết minh rằng học vấn của tôi vẫn chưa đủ, tôi sẽ không một lời oán thán.” Vậy là Yến Thù được đổi đề.
Yến Thù không chỉ là thần đồng mà còn rất thành tín. Các quan cũng lấy làm lạ nên báo với vua Tống Chân Tông. Nhà Vua khi gặp Yến Thù đã nói rằng: “Khanh không chỉ có chân tài thực học, mà điều quan trọng hơn là, có phẩm chất tốt, thành thật không dối trá.”
Vì thành thật nên Yến Thù khi làm quan rất được lòng Vua và Triều đình.
Các kỳ thi thần đồng của nhà Tống cũng giúp tìm ra nhiều người vừa có tài vừa có đức như Vương An Thạch và Tư Mã Quang, sau này đều là Tể tướng.
Khoa cử ở Việt Nam có phần giống Trung Quốc, nhưng không có kỳ thi riêng dành cho thần đồng. Vì thế mà khoa thi năm 1247 thời vua Trần Thái Tông, người đỗ đầu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền mới chỉ 13 tuổi (sinh năm 1234).
Dù Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên nhưng khi đối đáp Vua cho rằng chữ đủ lễ, nên cho về nhà vài năm mới nhận ra làm quan.
Một số khoa thi khác thời nhà Lý, nhà Trần có những người đỗ đạt còn rất nhỏ, chỉ từ 10 đến 15 tuổi. Sĩ tử đi thi cũng nhiều người nhỏ tuổi. Cuốn “Đại Việt Sử ký Toàn thư” ghi chép: “Mùa Xuân, tháng Giêng, thi sĩ nhân trong nước, người nào từ 15 tuổi mà thông thi thư thì được vào hầu học ở Ngự diễn, lấy đỗ bọn Bùi Quốc Khái, Đặng Nghiêm 30 người, còn thì đều ở lại học”.
Đến thời nhà Lê, trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú có nhắc đến rằng “đời Tống có khoa thi thần đồng” đồng thời giải nghĩa rằng: “Thần đồng là trẻ con mà học giỏi như thần”. Cũng từ đó mà từ “thần đồng” được dùng phổ biến.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Trong năm 2024, ngành nội chính TP.HCM thực hiện xong 165/222 cuộc thanh tra hành…
Tiến sĩ Terri Marsh, giám đốc điều hành của Quỹ Luật Nhân quyền, đăng tải…
5 xe chữa cháy, trong đó có 3 xe chữa cháy có téc, 1 xe…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đợt bùng phát các ca bệnh…
TSMC Đài Loan hiện vẫn nỗ lực hành động nhằm ngăn chặn dòng sản phẩm…
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa cùng 3 thuộc cấp bị cáo buộc đã lợi…