Cổ ngữ nói: “Hiền nhân tranh tội, ngu nhân tranh lý”. Vì sao người hiền tài lại muốn nhận phần thiệt về mình? Trong cuộc sống, chúng ta thường cho rằng bất kể gặp chuyện gì thì đều phải cố gắng nói cho rõ ràng minh bạch, nhưng kỳ thực cuộc đời này có những việc không thể phân rõ tuyệt đối đúng và sai. Gặp chuyện mà không tranh hơn thua rất nhiều khi là một loại cảnh giới cao thượng.
Trên đường đời không thiếu những việc chẳng thể nói rõ ràng ngay được, đặc biệt là lúc người đối diện không giữ được bình tĩnh, không có lý tính, thì muốn giải thích chỉ là điều vọng tưởng mà thôi. Người luôn tranh giành, cãi lý thì tâm tình sẽ càng ngày càng trở nên phiền muộn, khó chịu. Trái lại, người không tranh hơn thua, tự nhiên tâm tình thanh sạch, tĩnh tại, thậm chí thể xác và tinh thần đều an vui, tường hòa.
Người có trí huệ sẽ chú trọng tu dưỡng tâm tính, hướng vào bên trong, do đó họ có thể tẩy tịnh được tâm linh của mình. Trái lại người mê lạc thường sẽ theo đuổi vẻ bề ngoài, cho nên tùy tiện làm vấy bẩn tâm hồn mình. Người chủ động nhận sai, nhận lỗi thì tâm tính sẽ càng ngày càng bình thản, tĩnh lặng hơn.
Người thật tâm tu luyện sẽ hiểu được chân lý của trời và đất, hiểu được chân tướng của vũ trụ, biết “thiện ác có báo” là thiên lý. Cho nên, họ ngay cả khi ở một mình cũng không làm điều xấu. Họ nhận ra lỗi thì vui vẻ sửa chữa, chưa nhận ra lỗi thì vẫn tĩnh tâm xét lại mình. Họ không màng danh lợi thì sẽ không vì danh lợi mà mệt mỏi. Những người như thế, cho dù bị tiểu nhân nhục mạ, nói lời không thật để bôi nhọ thì vẫn thản nhiên tiế p nhận, trong lòng luôn tràn đầy ánh sáng.
Người không thể chịu thiệt thì không phải là kẻ trí. Người lấy lời mạnh bạo mà áp đảo đối phương thì cuối cùng cũng là ác khẩu tạo nghiệp. Người tranh cãi thắng dù có được sự thỏa mãn nhất thời thì cũng không thể vui vẻ dài lâu.
Xưa có một người học trò thường ngày rất thích cùng người khác tranh hơn thua, rất để tâm vào việc đúng sai. Một hôm, người học trò này đến hỏi thăm thầy thì gặp một người trên đường đi. Người khách này ngăn vị học trò kia lại và nói: “Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa?”
Vị học trò nói ngay: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!” Người khách cãi lại: “Có ba mùa chứ!” Người học trò cảm thấy thực sự kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”
Tranh cãi không ngớt, vị khách nóng mặt yêu cầu người học trò: “Người đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy, còn nếu ngươi sai thì phải bái lạy ta.”
Đúng lúc này thì người thầy đi ra, nghe thoáng qua câu chuyện. Vị khách kia thấy vậy bèn hỏi: “Ngài là thầy, xin hãy phân xử xem, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Người thầy nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”
Vị khách vô cùng vui vẻ, đòi học trò bái lạy xong rồi mới bước đi. Người học trò khó hiểu hỏi: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”
Người thầy trả lời: “Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con cùng với người ta say mê tranh luận, thích tranh hơn thua như vậy, chẳng phải là cách quá xa cảnh giới tu thân sao? Người ta tạo cho con cơ hội để vứt bỏ cái tâm háo thắng, còn không mau cảm tạ?”
Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, cảnh giới tư tưởng của mỗi người là không giống nhau, đều có lập trường riêng trong việc đối đãi với sự vật, sự việc. Mỗi người đều có một nhận định của riêng mình. Nếu như cứ mãi tranh luận với một người khác không có chung góc nhìn, không có chung nhận thực, thì chỉ là uổng phí sức lực. Không bằng thuận theo góc nhìn của họ mà hướng họ tới những điều đáng bàn luận hơn giữa hai bên.
Cái ngu xuẩn của tiểu nhân chính là mệt mỏi vì danh lợi, lại yêu thích việc khăng khăng tranh luận cao thấp với người khác. Còn đạo của người quân tử là làm mà không tranh giành.
Trong cuộc sống, nếu gặp một người thích tranh giành thì phải làm sao để hóa giải? Chỉ có “Nhẫn” mới có thể hóa giải mà thôi. Bậc trí giả có thể “nhẫn”, có thể “lui” mà chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành vui. Thời cổ, người quân tử chỉ sợ vô đạo chứ không sợ nghèo khó, thắng thua. Người ngỗ ngược trong thế gian tranh lý, trái lương tâm cưỡng cầu thì phúc tất sẽ chuyển thành họa, biến vui thành khổ.
Nhân sinh trên đời nên là trí giả thanh tịnh hay là phàm phu danh lợi? Mỗi người sẽ có một chí hướng, không thể nào miễn cưỡng.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…