Vì sao nơi làm việc của quan lại thời cổ được gọi là “nha môn”?

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm việc của quan lại thời xưa lại được gọi là “nha môn”? Cách nói này từ đâu mà ra?

(Ảnh: Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Thời cổ, mọi người đều gọi phủ quan là “nha môn”. Phủ quan, nha môn là nơi làm việc của quan lại thời xưa. Trong “Quảng vận” viết: “Nha, nha phủ dã”, ý nói nha cũng chính là nha phủ, nha phủ chính là công sở. Trong “Nam bộ tân thư. Canh” thời nhà Tống viết: “Công môn vi nha môn” , ý nói công môn, công sở là nha môn. Chữ “nha” nguyên ban đầu là “牙” – có nghĩa là răng, ngà. Ngày nay người ta thay chữ nha (牙)  bằng chữ nha (衙) – có nghĩa là sở quan.

Thời xưa người ta dùng chữ “nha” là bởi vì mãnh thú có răng nanh rất sắc và nhọn. Người ta bèn dùng răng nanh tượng trưng cho sức mạnh. Vì để thể hiện rõ địa vị, sức mạnh của mình, Quân Vương thường đem nanh vuốt của mãnh thú đặt tại nơi làm việc hoặc chỗ chỉ huy. Về sau, bởi vì làm như vậy có chút phiền phức, họ liền dùng gỗ khắc hoạ răng thú và đặt hai bên doanh môn, phía ngoài quân doanh để trang trí, đó chính là “nha môn”. Như vậy có thể thấy vào thời cổ, “nha môn” là từ dùng trong quân sự, là biệt xưng của môn doanh quân lữ, không phải dùng để chỉ nơi làm việc chung của quan lại. Và ý nghĩa chính là để tượng trưng cho sức mạnh.

Trong “Hậu Hán Thư – Tập giải” có ghi: “Vũ Đế chinh tứ di, hữu tiền hậu tả hữu tướng quân, vi quốc trảo nha” tức là Vũ Đế chinh phạt tứ di, có tướng quân tiền hậu tả hữu, là nanh vuốt của đất nước.

Quân Vương thời cổ rất coi trọng tướng lĩnh có năng lực hơn người, xem họ là cánh tay trái cánh tay phải, đồng thời để họ nắm giữ quân sự quốc gia. Những tướng lĩnh này được coi là nanh vuốt của quốc quân, giống như răng nanh của mãnh thú, là người có sức mạnh bảo vệ đất nước. Đất nước không có người tài, tướng lĩnh giỏi thì cũng giống như mãnh thú không có nanh vuốt, không còn sức mạnh nữa.

Cảnh xử án thời xưa. (Ảnh: Hinhanhvietnam.com)

Còn việc nha môn của quan võ bị biến đổi là từ chỉ phủ quan văn thì không có ghi chép lịch sử rõ ràng. Nhưng theo các nhà sử học nghiên cứu, sự thay đổi này xảy ra muộn nhất là vào thời nhà Đường.

Sau đó, chữ “nha” từ nghĩa là răng biến đổi thành “nha” với nghĩa là sở quan. Theo Phong Diễn đời Đường ghi trong “Phong thị văn kiến”: Tập tục gần đây gọi công phủ là “công nha”, phủ môn là “nha môn”. Trong câu này chữ nha (牙 – răng) biến chuyển thành chữ nha (衙 – sở quan). Có thể đây là thời điểm xảy ra sự thay đổi.

(Ảnh: Manhhai, Flickr, CC BY-NC 2.0)

Chu Mật đời nhà Tống cũng viết trong “Tề đông dã ngữ” rằng: “Gần đây trọng võ, thường gọi chỗ làm việc của Thứ sử là nha (牙)… dân gian nhầm chuyển là nha (衙).”

Từ “nha môn” từ triều Đường trở về sau được lưu hành rộng rãi. Đến sau thời Bắc Tống, người ta cố định nó lại, đồng thời cũng ít để ý đến nguồn gốc và ý nghĩa của nó nữa.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video “Điều gì đã khiến ‘kinh thành tửu sắc’ Pompeii bị diệt vong chỉ trong 1 ngày?”:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

1 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

1 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

2 giờ ago

Quyền lực nhân sự của Tập Cận Bình đã bị tước bỏ? Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn?

Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực…

2 giờ ago

Chính quyền Trump đã tính toán mức thuế quan đối ứng như thế nào?

Hôm thứ Tư (2/4), chính quyền Trump đã công bố công thức được chờ đợi…

2 giờ ago