Danh tướng Tokugawa Ieyasu thời kỳ Edo là một người có tuổi thọ cao, nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản. Tuổi thọ trung bình của các tướng lĩnh của gia tộc Tokugawa là 49.6 tuổi, còn ông lại sống đến 73 tuổi. Nhà nghiên cứu lịch sử Hisao Nagayama cho biết, để khỏe mạnh, sống thọ hơn và liên tục giành chiến thắng trên chiến trường, ông Tokugawa Ieyasu luôn duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngoài ăn lương khô, ông còn một thói quen khác đó là “ngủ sớm dậy sớm”.
“Dậy sớm” là một phương pháp dưỡng sinh quan trọng giúp giảm tốc độ lão hóa của cơ thể. Người xưa có câu “Làm khi mặt trời mọc, nghỉ khi mặt trời lặn”. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, cần đào thải chất bài tiết trong cơ thể từ hôm trước và bắt đầu vận động cơ thể để tăng trao đổi chất, tránh tích lũy mỡ thừa, giảm tỷ lệ béo phì, bệnh tim mạch, ung thư v.v… giúp dễ ngủ sớm vào buổi tối hơn, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Cơ thể được duy trì tuần hoàn khỏe mạnh, tự nhiên sẽ ngăn ngừa lão hóa.
Thức dậy vào lúc nào là tốt nhất? Theo quan điểm của Đông Y, thức dậy vào khoảng 5-7 giờ sáng là tốt nhất.
5-7 giờ sáng là thời điểm tốt nhất để đào thải chất bài tiết trong ngày. Đây là lúc khí huyết ở đại tràng dồi dào nhất, nhu động ruột tăng nhanh, giúp đào thải chất bài tiết sau một đêm ra khỏi cơ thể.
Ngoài đại diện thì việc “thải khí” cũng rất quan trọng. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Trang Tịnh Phần, con gái của chuyên gia Đông y số 1 Đài Loan – Giáo sư Tiến sĩ Trang Thục Kỳ, từng viết trong quyển “50 tuổi, sống thế nào để khỏe mạnh nhất” rằng, mỗi buổi sáng, tiến sĩ Trang nhất định phải dậy sớm thể “bài khí”.
Tiến sĩ Trang Thục Kỳ từng nhấn mạnh, nếu ngủ muộn và dậy muộn, bỏ qua nhu cầu thải khí, thải chất bài tiết của cơ thể, những yếu tố gây lão hóa và gây bệnh sẽ tích lũy trong cơ thể, lâu ngày sớm muộn sẽ dẫn đến ốm đau bệnh tật.
Chuyên gia Trang Tịnh Phần còn cho hay, mỗi sáng đều sẽ thải khí khi thức dậy, bằng cách sau:
Có rất nhiều người thức dậy sớm nhưng lại không đi đại tiện được, y sỹ Trung y Chu Nhã Lợi cho biết đó là bởi vì không dưỡng thành “quy luật” ngủ sớm dậy sớm. Dậy sớm hai ngày, dậy muộn hai ngày sẽ không có tác dụng, vì cơ thể khó hình thành phản ứng đại tiện theo quy luật. Chỉ khi kiên trì ngủ sớm dậy sớm mới có thể điều chỉnh được thói quen đại tiện.
Ngoài ra, những người không tập thói quen đại tiện vào buổi sáng có thể áp dụng những cách sau đây:
Kiện Khang
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…