Thận là cái gốc của cơ thể: Cách cân bằng và duy trì tinh khí để sống thọ (P2)

Trong y học cổ truyền, gốc của cơ thể người chính là thận. Nó có chức năng lọc máu, nhưng cũng có vai trò quan trọng hơn thế rất nhiều đối với cơ thể người, đó là lưu trữ và bảo vệ tinh khí của con người, là cái gốc của sinh mạng.

Tiếp theo phần 1.

Lý thuyết Trung y về cách sống thọ trăm tuổi

Hoàng Đế nội kinh là tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim (Ảnh: Internet)

Nhiều lý thuyết Trung y xuất phát từ cuốn Hoàng đế nội kinh, một cuốn sách có từ năm 240 trước Công Nguyên. Mà cuốn sách này thậm chí lại tham chiếu đến các kiến thức từ thời đại xa xưa hơn nữa. Tại chương 1, Hoàng đế hỏi Kỳ Bá, ngự y của mình, vì sao người cổ đại có thể sống lâu đến vậy. Kỳ Bá nói rằng người xưa sống trong sự hòa hợp với các mùa, vì vậy họ dễ dàng sống đến trên 100 tuổi. Nhưng qua thời gian, thói quen của con người thay đổi.

Kỳ Bá nói: “Ngày nay, con người đã thay đổi cách sống của họ. Họ uống rượu như nước, lạm dụng quá nhiều các hoạt động hủy hoại và hao tổn tinh khí được lưu trong thận. Họ không biết những bí mật của việc bảo tồn năng lượng và sức sống. Họ kiếm tìm các hưng phấn cảm xúc và những thú vui nhất thời. Mọi người bỏ qua nhịp điệu tự nhiên của vũ trụ. Họ không thể kiếm soát được phong cách sống, ăn kiêng và ngủ không hợp lý. Vì vậy, không có gì là lạ khi họ nhìn trông rất già ở tuổi 50 và chết sớm sau đó”

Luyện tập theo nguyên lý của vũ trụ

Luyện tập khí công, hay bất kỳ loại vận động nào cũng có tác dụng. (ảnh: Wiki)

Một phương pháp tốt để duy trì tinh khí trong Trung y là các bài tập đặc biệt có tên gọi là khí công. Môn khí công nổi tiếng nhất là thái cực quyền. Đã từ rất lâu, người ta luyện tập các chuyển động chậm và thiền định để kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe của cơ thể từ gốc rễ. Theo các văn bản y học cổ đại, các bài tập này cho phép chúng ta hòa mình với dòng chảy tự nhiên của vũ trụ.

“Chúng tôi có những nghiên cứu lớn cho thấy thái cực quyền ảnh hưởng đến sự cân bằng và thậm chí có thể ảnh hưởng đến mật độ của xương”, Lagreca nói. “Nó có thể làm cho con người trở nên dễ thích nghi và mạnh mẽ hơn. Hoặc cũng có quan điểm cho rằng nó thu nạp năng lượng từ vũ trụ xung quanh bạn”.

Rogel cũng khuyến khích những người yếu thận luyện tập khí công, nhưng bất kỳ loại vận động nào cũng có tác dụng.

“Để giữ cho xương chắc khỏe, bạn phải di chuyển”, Rogel cho biết.

>> “10 điều không nên quá” trong dưỡng sinh theo Đạo gia

Sợ hãi là kẻ thù

Theo quan điểm của Trung y, cảm xúc là nguyên nhân quan trọng của bệnh tật, và sự sợ hãi là cảm xúc mà thận nhạy cảm nhất.

Khi tinh khí ít, lo lắng có xu hướng gia tăng. Khi tinh khí nhiều, ý chí và quyết tâm của người ta cũng sẽ mạnh mẽ.

Y học hiện đại cũng có quan điểm tương tự. Một trong những hormon sản xuất bởi các tuyến thượng thận là adrenalin. Chất hóa học này tăng cao khi chúng ta cảm thấy nguy hiểm, gây ra phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn.

Cơ chế này hoạt động tuyệt vời nếu nó chỉ được kích hoạt cho các tình huống nghiêm trọng liên quan đến sự sống hoặc cái chết, nhưng nếu chúng ta sống trong sợ hãi và lo lắng không ngừng, nồng độ adrenaline sẽ không bao giờ đi xuống. Nếu bạn luôn cảm thấy lo lắng, bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi.

Thận âm và dương

Bên cạnh việc lưu trữ tinh khí, thận cũng là gốc rễ âm và dương của cơ thể – 2 sức mạnh đối lập và tương tác với nhau (lý tưởng là ở trạng thái cân bằng) trong khắp vũ trụ.

Để có thể hiểu được vai trò của các năng lượng này, Rogel gợi ý chúng ta có thể hình dung rằng thận như chiếc lò hơi của cơ thể, âm là nước, dương là lửa. Đây là năng lượng quyết định sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản của con người.

“Lửa là lực đẩy chúng ta trong cuộc sống, nó cho phép chúng ta tiêu thụ thực phẩm ăn vào cơ thể. Nước là cân bằng với lửa. Sự cân bằng giữa hai yếu tố này giữ chúng ta khỏe mạnh trong cuộc sống”, cô nói.

Nếu không đủ lửa (thận dương yếu), sẽ dẫn đến các triệu chứng như lưng dưới yếu, tay chân lạnh, hen suyễn và viêm phế quản mãn tính.

“Hãy hình dung về một người đàn ông lớn tuổi lưng còng và chống gậy”, LaGreca nói. “Ông ta không còn chút dương khí nào để khiến ông ta đứng thẳng lên. Đặc biệt nếu ông ta đã từng phải lao động rất nặng nhọc trong cuộc đời, thì những công việc đó hẳn đã lấy đi một phần dương khí của ông.”

Không đủ nước (thận âm yếu) dẫn đến các triệu trứng như khô da, nhiều nếp nhăn, rụng tóc, thiếu tinh dịch và xương dễ gãy. “Chúng tôi thấy phụ nữ có tuổi thiếu thận âm nhiều hơn. Nó diễn ra với các triệu chứng mãn kinh như các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm”, LaGreca nói.

>> 10 loại “thần dược bình dân” giúp cơ thể đạt được âm dương cân bằng

Cổ học tinh hoa cho cuộc sống hiện đại

Một năm mới lại đến, chúng ta đang bước vào một thế giới mà sự thách thức dường như không bao giờ chấm dứt, chúng ta có thể tìm đến trí tuệ cổ xưa đã dẫn dắt nhân loại trong nhiều thế kỷ.

Khi tinh khí tràn đầy, âm dương cân bằng, chúng ta sẽ đủ sức mạnh để đối phó bất kỳ khó khăn nào xuất hiện trong cuộc sống. Đây là bí mật về “sự bất tử” trong những câu chuyện thần thoại cổ đại của phương Đông. Và những những lời khuyên để bảo vệ thận – cái gốc của sinh mệnh – từ thời xa xưa vẫn còn nguyên giá trị.

Những lời khuyên ngắn gọn về dưỡng thận:

1. Những điều quan trọng cần biết về thận

  • Mùa đông là mùa quan trọng nhất đối với việc nâng cao năng lượng cho thận.
  • Hãy tránh các loại thức ăn chưa chế biến trong mùa đông.
  • Các đồ nướng, quay, hầm và thức ăn nấu chậm là tốt nhất cho mùa đông.
  • Sự sợ hãi quá mức làm thận căng thẳng
  • Thận lưu trữ tinh khí, là gốc của sự sống
  • Suy giảm tinh khí dẫn đến tăng nhanh lão hóa

2. Những điều làm tổn hại đến thận

  • Quá nhiều muối hoặc đường
  • Không uống đủ nước
  • Các thói quen vô độ
  • Với đàn ông, xuất tinh quá nhiều
  • Với phụ nữ, mang thai liên tục nhiều lần
  • Sợ hãi kéo dài
  • Căng thẵng

3. Thận tương ứng với

  • Âm trong âm dương
  • Thủy trong ngũ hành
  • Màu đen
  • Mùa đông
  • Vị mặn, đắng
  • Cảm xúc sợ hãi
  • Hướng Bắc
  • Giác quan: thính giác
  • Mô – Xương
  • Môi trường – Lạnh
  • Thời gian mỗi ngày: 5.PM – 7.PM.

4 Các chức năng của thận

  • Lưu trữ tinh khí của sinh mệnh
  • Kiểm soát nước trong cơ thể
  • Kiểm soát việc sinh, sinh trưởng, sinh sản và phát triển
  • Sản xuất tế bào máu đỏ trực tiếp trong tủy xương
  • Xây dựng và duy trì hệ xương
  • Kiêm soát việc nhận khí
  • Thể hiện trạng thái sức khỏe trên mái tóc
  • Kiểm soát 2 lỗ niệu đạo thấp
  • Nơi kiểm soát ý chí của con người
  • Nắm giữ “cổng của sự cống” (huyệt Mệnh Môn)
Đậu thận (kidney bean) được đặt tên như vậy vì nó có hình dáng giống như thận, trùng hợp thay, đây cũng là một loại thức ăn bổ thận! (ảnh: healthysupplies.co.uk)

5. Thức ăn tốt cho thận

  • Đậu đen, đậu thận (kidney bean), đậu adzuki và đậu hồi
  • Canh hầm xương
  • Thịt bò, thịt cừu, thỏ, ngỗng, vịt, gà và trứng
  • Quả óc chó, hạt dẻ, hạt vừng đen
  • Vi tảo (tảo có kích thước hiển vi, loại chlorella hay spirulina) và lá cây xanh thẫm
  • Lượng nhỏ sữa, bơ và bơ sữa trâu (để bảo vệ thận âm)

Theo Connan Miler, EPT
Thiện Tâm biên dịch

Xem thêm:

thiện tâm

Published by
thiện tâm

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

10 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago