Trung Quốc

MXH: Video nhiều người trèo tường kêu cứu tại bệnh viện tâm thần Trùng Khánh

Dưới chính sách bạo ngược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), oan dân khắp nơi, người dân có oan tình không biết phải kêu ai. Trên mạng lan truyền thông tin gần đây, tại một bệnh viện tâm thần ở Trùng Khánh, hàng chục phụ nữ đã bám vào hàng rào lưới thép của bệnh viện, cầu cứu người bên ngoài và nói rằng rất nhiều người trong số họ bị cảnh sát đưa vào.

Nhiều phụ nữ tại bệnh viện tâm thần Trùng Khánh bám vào hàng rào sắt trên tường, cầu cứu người bên ngoài. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp từ video)

Theo nhiều video được chia sẻ trên nền tảng X vào ngày 11/5, hàng chục phụ nữ tại bệnh viện tâm thần ở Trùng Khánh đã bám vào hàng rào thép, kêu gọi người bên ngoài nhanh chóng giúp gọi cảnh sát 110. Một phụ nữ nói: “Chúng tôi đều bị 110 đưa vào, rất nhiều người ở đây đều là bị cảnh sát đưa vào!”

Trong video, có thể thấy một bức tường cao, nghi là thuộc bệnh viện tâm thần. Nửa dưới của bức tường được xây bằng gạch đỏ và xi măng, nửa trên là hàng rào thép, từ bên trong có thể nhìn ra ngoài. Một số phụ nữ đang vịn vào phần tường gạch bên dưới, chỉ có thể thò đầu ra ngoài, họ sốt ruột nhìn ra bên ngoài, khẩn cầu người đi đường giúp gọi cảnh sát.

Khi một phụ nữ bên ngoài hỏi: “Có cần gọi 110 cho các chị không? Vì sao vậy?” – những người bên trong liền nhao nhao trả lời, một người đáp: “Chúng tôi đều là bị 110 đưa vào, rất nhiều người ở đây đều là bị cảnh sát đưa vào”. Nghe đến đây, người phụ nữ bên ngoài vội nói: “Tôi sẽ giúp chị gọi, sẽ giúp chị gọi.”

Trước sự việc này, nhiều cư dân mạng bình luận:

“Đây không phải bệnh viện tâm thần, đây là trại tập trung dành cho tù nhân chính trị. Dưới chế độ của cộng sản, ai cũng có thể bị đưa vào đó mà không cần bất kỳ thủ tục nào.”

“Nếu đã bị cảnh sát đưa vào thì gọi 110 có ích gì?”

“Giờ thì ai cũng biết rồi, nhưng là cái bí mật công khai. Ai dám giúp họ gọi 110, có khi cũng sẽ bị tống vào đấy luôn.”

Một số cư dân mạng phẫn nộ lên tiếng:

“Tất cả các bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc đều là nhà tù bí mật của chính quyền.”

“Khắp nơi ở Trung Quốc là trại tập trung.”

“Đảng Cộng sản, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội – tất cả đều là gánh nặng của nhân dân Trung Quốc.”

“Địa ngục nhân gian chẳng khác gì thế này.”

“Ngày tàn của ĐCSTQ đang dần hiện rõ.”

“Không diệt trừ bọn thổ phỉ này thì tai họa không thể kết thúc.”

Dưới chế độ của ĐCSTQ, các bệnh viện tâm thần không nhất thiết chỉ giam giữ người mắc bệnh tâm thần, mà việc người bình thường bị đưa vào đã trở nên phổ biến.

Theo một bản tin của Daxing Xinwen hôm 3/4, công dân Trương Pha ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy đã bị cảnh sát địa phương cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần, bị hạn chế tự do và ép uống thuốc. Sau 22 ngày “kiểm tra và điều trị” bệnh tâm thần, cơ quan tư pháp giám định ông không có bệnh tâm thần. Trương Pha đã công khai thông tin và yêu cầu chính quyền đưa ra lời giải thích.

Ông cho biết, vào năm 1999, ông gặp tai nạn hầm lò khi làm việc tại Tập đoàn Năng lượng Hoài Hà An Huy và được xác định là thương tật cấp 5, từ đó nhận trợ cấp thương tật hơn 1.300 tệ mỗi tháng. Cuộc sống gia đình khó khăn, và khi ông đến công ty để bảo vệ quyền lợi vào tháng 6/2024, ông bị cảnh sát lập tức đưa vào bệnh viện tâm thần. Ông kể lại: “Họ bắt tôi uống thuốc, còn phải há miệng, thè lưỡi để kiểm tra, nếu không uống thì sẽ bị trói lại.”

Theo báo cáo ngày 13/10/2016 của tổ chức Quan sát Dân Sinh, cô bé Đường Chí Hội, khi mới 13 tuổi vào mùa hè năm 1999 ở thôn An Tử Câu, trấn Hằng Khẩu, quận Hán Tân, thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây, đã mất mẹ sau một cuộc tranh chấp trong thôn. Năm 14 tuổi, cô bắt đầu hành trình khiếu kiện, nhưng không những không được cảm thông vì tuổi nhỏ mà còn bị chính quyền bắt giam, lao động cải tạo, và 5 lần bị đưa vào bệnh viện tâm thần.

Cô đã kiện đồn công an Hán Tân, thành phố An Khang,  về hành vi cưỡng chế y tế 5 lần là trái pháp luật, đồng thời yêu cầu bồi thường, nhưng bị Tòa án Giao thông Đường sắt An Khang bác đơn. Trong đơn kiện, cô viết: “Sau khi bị đưa vào bệnh viện tâm thần, tôi đã nhiều lần khẳng định mình không bị bệnh, nhưng bệnh viện không nghe. Họ đã thực hiện 67 lần trói, 49 lần cưỡng ép uống thuốc, 53 lần tiêm thuốc, 67 lần sốc điện (Trong đó có 5 lần có bệnh án cưỡng chế điều trị làm bằng chứng), họ đã dùng những hành vi dã man đó đối với một cô gái yếu ớt như tôi.”

Nửa cuối năm 2024, cô Lý Nghi Tuyết ở Nam Xương, Giang Tây, thông qua mạng xã hội đã công khai việc bản thân bị “gán bệnh tâm thần”, liên tục phơi bày việc cảnh sát Giang Tây cấu kết với bệnh viện tâm thần để tùy tiện bắt giữ, tra tấn những người bất đồng chính kiến, người đi khiếu kiện… Sự việc gây chấn động dư luận, với hơn 1 tỷ lượt xem, trở thành tâm điểm mạng xã hội.

Cô cho biết, vào ngày 14/42022, cô bị một trợ lý công an của đồn cảnh sát địa phương quấy rối tình dục. Khi tố cáo sự việc, cô lại bị cưỡng ép đưa vào bệnh viện tâm thần Giang Tây và bị giữ 56 ngày. Sau khi ra viện, cô đã đi giám định tại hai bệnh viện, kết quả đều cho thấy: “không có triệu chứng trầm cảm”, “không có triệu chứng lo âu”.

Ngày 20/7/2024, cô kiện bệnh viện tâm thần Giang Tây ra tòa. Tuy nhiên, đến ngày 22/12 cùng năm, cô lại bị chính quyền cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần lần nữa. Ngày 11/1/2025, chính quyền thành phố Nam Xương tuyên bố cô đã xuất viện, nhưng dư luận nghi ngờ, vì cô không hề xuất hiện trước công chúng. Có thông tin từ mạng xã hội cho biết cô bị giam giữ tại một khách sạn, bị nhiều cảnh sát canh giữ. Lý Nghi Tuyết đã hét lên với người đến thăm: “Thông báo là giả, chính họ đã khiến tôi phát điên!”. Sau đó không còn thông tin gì thêm.

Nhà hoạt động nhân quyền Giới Lập Kiến, hiện đang sống tại California (Mỹ), từng ba lần bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng: “Bệnh viện tâm thần này thực chất là trại tập trung dành cho những người mà ĐCSTQ không ưa, hay có thể nói là nhà tù ngầm. Họ có thể dùng thuốc, các biện pháp y tế để tra tấn, thậm chí khiến bạn gần chết. Và sau khi ra ngoài, bạn không có luật pháp nào bảo vệ bạn. Họ cũng sẽ không thụ lý vụ việc của bạn, vì bạn đã bị dán nhãn là kẻ điên, là kẻ ngốc. Nói thật ra, bạn đã bị ‘chết xã hội’.”

Lý Mộc Tử

Published by
Lý Mộc Tử

Recent Posts

Thế hệ X là thế hệ “bi thảm” nhất: Lỡ mất cơ hội làm giàu, gánh chịu áp lực – The Economist

Tạp chí The Economist đưa tin, những người thuộc thế hệ X (sinh từ 1965…

6 giờ ago

Vụ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bắt nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người bị khởi tố với cáo buộc nhận hối…

6 giờ ago

Sau kiểm tra, nhiều cán bộ, công chức ở Đồng Nai xin trả nhà ở xã hội

Sau khi Sở Xây dựng Đồng Nai kiểm tra, 43 căn nhà ở xã hội…

8 giờ ago

Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận máy bay Boeing

Bloomberg đưa tin Trung Quốc đã lặng lẽ thông báo tới các hãng hàng không,…

8 giờ ago

Tổng thống Trump đối đầu với ‘Big Pharma’ bằng sắc lệnh hành pháp nhằm hạ giá thuốc

Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm thứ Hai (12/5) rằng Hoa Kỳ "sẽ không…

8 giờ ago

Nhà trắng cắt giảm thuế đối với bưu kiện từ Trung Quốc

Sau thỏa thuận cắt giảm thuế nhập khẩu tạm thời trong 90 ngày, Hoa Kỳ…

8 giờ ago