Cụ Phan Châu Trinh là một nhà chí sĩ yêu nước, nổi tiếng vì một lòng cho công cuộc Duy Tân quốc gia với phương châm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Cuộc đời cụ còn để lại rất nhiều câu chuyện cảm động lòng người, thể hiện chính khí quân tử, không chịu khuất phục trước kẻ mạnh, không dao động trước tiền tài danh lợi nhưng lại khoan dung, rộng lượng yêu thương đối với kẻ yếu. Nhân đọc lại những mẩu chuyển về cụ, thấy được một việc khá đặc biệt vào thời cụ bị đày ở Côn Đảo, mạo muội chia sẻ ra, lại thêm chút liên tưởng, mong rằng hữu ích.
Cụ Phan Châu Trinh sinh ngày 9/9/1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Học hành đỗ đạt, cụ ra làm quan đến năm 1905 thì từ quan, rồi cùng với những nhân sĩ khác đặt hy vọng vào một cuộc Duy Tân cho dân tộc.
Tháng 3/1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp. Cụ Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội và đày đi Côn Đảo. Trong thời gian này, có một chuyện đặc biệt xảy ra với cụ, được ghi chép lại như sau:
Theo lệ thường tù tội ra ở ngoài làng An Hải, phải có lý hào nhận lãnh; tiên sinh ra ngoài xuất tự ý quan Tây, người làng không nhận không được; tánh lại ngay thẳng, không chịu khuất như tụi tù khác, hào lý ghét lắm, được hơn một năm, nhân dịp trong Bagrne có dịch, ngày chết năm ba người, bọn Lý dịch làng đó muốn trả đũa, lấy cớ tiên sinh không di trình duyệt (người tội ra ở làng mỗi đêm phải tới hương hội trình duyệt rồi về) đến kêu với Tham biện rằng tiên sinh không tuân lệ làng, lại tánh ngang lắm, nhất định trả cho quan làng không giám lãnh nữa.
Tiên sinh nói rằng: “Con ma chuyên chế, con sát cường quyền, cũng kiêng ông thần tự do trong mình ta, đồ dịch quỷ làm gì”. Tiên sinh vào Bagne ở với anh em mấy ngày cũng bình yên không có việc gì.
Hoàn cảnh tù đày nơi biển đảo Côn Lôn quả thật gian khổ thiếu thốn từ cái ăn đến cái mặc. Đó là chưa kể khí hậu khắc nghiệt nơi biển đảo cộng với việc thường xuyên bị hành hạ do tính cách ngoan cường. Ở độ tuổi 40-50 mà cụ Phan Châu Trinh đã “sún” mất hai răng cửa thì quả thật sức khỏe cụ không phải thuộc diện cường tráng.
Thiết nghĩ theo y học hiện đại, một người có sức khỏe bình thường mà tiếp xúc gần hay sinh hoạt chung với người nhiễm bệnh dịch thì phải lây nhiễm, huống hồ người lao tù đang không khỏe, bị giam chung trong căn phòng chật hẹp tối tăm. Ấy vậy mà cụ Phan Châu Trinh vẫn bình yên thì có lạ không?
Nguyên nhân của chuyện này đã được cụ Phan Châu Trinh nói thẳng: “Con ma chuyên chế, con sát cường quyền, cũng kiêng ông thần tự do trong mình ta, đồ dịch quỷ làm gì”. Đây kỳ thực là đạo lý chính khí áp tà khí, chính khí áp bệnh khí của người xưa.
Sự việc này này không chỉ cụ Phan Châu Trinh từng trải qua. Một nhân vật nổi tiếng khác cũng từng ghi lại suy tưởng của ông về bệnh tật là Inamori Kazuo, huyền thoại của giới kinh doanh Nhật Bản, cũng là một doanh nhân nổi tiếng thế giới.
Khi kể về cuộc đời của mình, Inamori Kazuo từng viết về thời niên thiếu. Theo đó, sau khi thi trượt trong kỳ thi tuyển sinh lên cấp 2, Inamori Kazuo bị nhiễm bệnh lao phổi. Thời ấy bệnh lao phổi là bệnh không chữa được, hơn nữa hai người chú và một người thím của ông cũng vì mắc bệnh này mà chết. Gia đình ông bị gọi là “gia đình lao phổi”.
Lúc đó, tâm trí nhỏ bé của Inamori Kazuo đã không thể chịu nổi sự đả kích. Tâm trạng của ông sa sút, nằm trên giường bệnh, ông không ngừng tuyệt vọng nghĩ: “Không lâu nữa mình cũng sẽ thổ ra huyết mà chết”.
May sao, lúc đó một bác hàng xóm đã đưa cho Inamori Kazuo mượn một cuốn sách của nhà Phật, trong đó có rất nhiều đạo lý nhân sinh, đồng thời lại viết một câu như vậy: “Trong tim chúng ta có một cục nam châm rất mạnh, có thể thu hút tai họa. Chúng ta bị bệnh là bởi vì chúng ta có một trái tim yếu đuối thu hút vi khuẩn.”
Câu nói này đã làm rung động tâm linh của Inamori Kazuo. Ông hồi tưởng lại rằng lúc chú mình bị bênh lao, nằm ở một góc nhà dưỡng bệnh, bởi vì quá sợ bị lây nhiễm cho nên mỗi lần đi qua phòng chú, ông luôn lấy tay bịt chặt mũi và chạy thật nhanh. Trong khi cha ông thì ở bên chú, tận tình chăm sóc, còn anh trai ông thì nói: “Vi trùng lao không dễ dàng lây như thế đâu! Bình tĩnh lại đi.” Duy chỉ có Inamori Kazuo là ích kỷ, khi người thân thích bị ốm thì lại đặc biệt kiêng kỵ, xa lánh, lo sợ lây bệnh.
Inamori Kazuo cảm thán: “Có lẽ đó là ông Trời trừng phạt tôi, cha và anh trai tôi không bị sao cả, chỉ có tôi là bị nhiễm bệnh.” Ông rút ra: “Thì ra chính là do tâm mình có ý trốn tránh, sợ lây nhiễm bệnh nên cuối cùng đã mời gọi bệnh”. Chính là bởi vì sợ hãi, kết quả là đem sự sợ hãi gắn vào thân thể mình, một chút tâm suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tiêu cực thật sự.
Cũng bởi vì hiểu ra nguyên lý này, Inamori Kazuo đã vượt qua bệnh tật, sau đó từng bước trở thành huyền thoại của giới kinh doanh Nhật Bản, đồng thời cũng trở thành một nhà sư với pháp danh Đại Hòa.
Chuyện của cụ Phan Châu Trinh và chuyện của Inamori Kazuo làm cho người ta không khỏi đặt câu hỏi: Dịch bệnh có mắt chăng? Người có chính khí thì không sợ bệnh, ngược lại người ích kỷ thì dẫu có trốn cũng không thể nào tránh?
Nhà sử học John (John of Ephesus: 507-588) khi ghi chép về thảm cảnh mà ông chứng kiến tại Constantinople trong đại dịch Justinian (541-542 SCN) đã đề cập đến nhiều sự việc kỳ lạ như thế này:
“Có khi người ta đang nói chuyện với nhau thì đột nhiên bắt đầu run lên rồi ngã xuống đường hoặc trong nhà. Khi một người đang làm đồ thủ công, có thể anh ta sẽ ngã lăn sang bên cạnh và chết.”
“Có người ra chợ mua ít nhu yếu phẩm, khi đang đứng đó nói chuyện hoặc trả giá, cái chết sẽ đến với cả người mua và người bán một cách rất đột ngột, hàng hóa và tiền vẫn nằm đó nhưng không còn ai nhặt lên nữa.”
“Có người đã thoát ly nơi thành phố bị nhiễm bệnh, hơn nữa bản thân họ còn rất khỏe mạnh nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”
“Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước.”
Vậy là dịch bệnh có mắt? Hay là những con người có thể thoát khỏi cái chết đen đã bằng một cách “thần kỳ” nào đó tự có “kháng thể”? Cha và anh của Inamori Kazuo là thế, mà trong bất kỳ đại dịch nào, kỳ thực cũng có thể quan sát được điều này. Chẳng phải có những người mắc bệnh mà như không mắc bệnh, có những người tự khỏi, có những người dù trốn trong nhà không tiếp xúc với ai mà vẫn bị mắc, có những người dùng bao nhiêu biện pháp bảo hộ mà vẫn bị mắc hay sao? Điều này khoa học hiện đại không giải thích được, nhưng trong nền văn hóa nhân loại vốn đã tự có câu trả lời.
Y học Đông phương cổ xưa xem nguồn gốc của bệnh tật là tà khí. Trong “Hoàng Đế nội kinh” viết rằng: “Chính khí tồn nội, tà bất khả kiền, tà chi sở thấu, kì khí tất hư”, “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”, tức là một khi nhân thể có chính khí cường thịnh thì tà khí không thể xâm nhập được vào cơ thể, cũng sẽ không phát sinh bệnh tật. Còn tà khí sở dĩ có thể xâm phạm vào thân thể thì nhất định là do chính khí đã hư nhược rồi. Cho nên, bảo hộ chính khí, không chịu sự quấy nhiễu của tà khí thì sẽ nâng cao khả năng kháng bệnh. “Chính khí mạnh, tà khí lui” là nguyên tắc phòng bệnh của người xưa.
Cổ nhân tin rằng các đại dịch quá khứ, ở cả Đông phương lẫn Tây phương, đều có nguyên do đằng sau của nó. Dù thảm họa có bắt đầu như thế nào, là có sự tham gia của con người nhiều hay ít, có hay không, con người cho rằng đó là “nhân tạo” hay “tự nhiên” hay “thiên tạo”, thì kỳ thực đằng sau đều có nhân quả của nó. Bệnh tật đến hay không đến với một cá nhân như Phan Châu Trinh hay Inamori Kazuo là có nguyên nhân. Vậy thì bệnh tật, kiếp nạn đến hay không đến với một quần thể người, một quốc gia tất cũng có nhân duyên của nó.
Ở mức độ quần thể người, chẳng phải có rất nhiều ví dụ hay sao? Loạn luân thì con cái bị dị dạng. Các căn bệnh HIV-AIDS, giang mai… là nhắm vào chuyện con người phóng túng tình dục, “giải phóng” tình dục… Kỳ thực bệnh tật và khổ nạn đều là có lý do của nó. Có những bệnh không thể rõ ràng minh hiển, nhưng có những bệnh thì vô cùng rõ ràng.
Lịch sử là soi chiếu hết sức chuẩn xác, thậm chí còn tựa như một bánh xe luân chuyển, chuyện cũ chưa qua, chuyện mới đã lặp lại, để nhân loại mặc khải ra được huyền cơ.
Năm xưa người Ai Cập cười nhạo Moses, phỉ báng Thiên Chúa, phục tùng quyền lực của Pharaoh dưới danh nghĩa tận hết chức trách và lòng trung thành. Mỗi một mệnh lệnh tàn bạo của Pharaoh, bao gồm việc nô dịch người Do Thái, giết hại con trai trưởng của người Do Thái, đều do toàn bộ người dân Ai Cập thực thi triệt để. Vậy nên người Ai Cập mới phải đón nhận 10 đại kiếp nạn.
Đến lượt người Do Thái, họ vì giết Chúa Jesus mà tha hương, chịu đủ loại cay đắng khốc liệt, có lúc phải đối mặt với họa diệt chủng, rốt cuộc mong mỏi bao nhiêu năm để chờ ngày Israel phục quốc tại Jerusalem.
Ngay sau người Do Thái là đến người La Mã. Trong lịch sử đế quốc La Mã, việc đàn áp tín đồ Cơ Đốc đã song hành cùng các đại dịch Antonine (165 SCN) và Cyprian (249 SCN). Rất nhiều người dân La Mã đã tham gia vào việc này, thậm chí ngồi tận hưởng khi những tín đồ Cơ Đốc bị đem ra làm thú vui trong đấu trường. Còn các tín đồ Cơ Đốc thì bất chấp hiểm nguy, truyền dạy giáo lý Cơ Đốc trong sự đàn áp, làm dấu thánh cứu người trong đại dịch, kêu gọi người dân La Mã thức tỉnh. Họ để lại rất nhiều câu chuyện đẹp, nhưng hầu hết trong số họ đều là các vị Thánh “tử vì đạo”, bị bức hại đến chết.
Cuối cùng đế quốc La Mã xảy ra sự phân chia, phần đế quốc La Mã mà Constantine Đại Đế (272-337 SCN) sùng đạo Cơ Đốc đặt định cơ sở tại Byzantium thì trường tồn 1000 năm, trong khi phần đế quốc còn lại thì đoản mệnh.
Những sử liệu này, những mặc khải này có đủ để ta suy ngẫm xem liệu dịch bệnh có là “có mắt”? Dịch bệnh toàn cầu xảy ra ắt phải có lý do.
Nhìn lại thế giới ngày nay, không ít người vì kiên định với tín ngưỡng của bản thân mà đang bị đàn áp mạnh mẽ, bị bắt nhốt vào trại giam và trại giáo dưỡng chịu tra tấn, có rất nhiều người bị giết, và có vô số người bị ép phải bỏ nhà đi… Cũng có không ít người trẻ tuổi ở vùng đất đặc khu kiên định niềm tin vào tự do và lẽ phải mà bị đàn áp. Nếu như thật sự có sự tồn tại của Thần linh, vậy thì các Thần trên trời kia liệu có thể khoan dung được hành vi trái lẽ trời này? Nhân loại đã để cho những sự việc này xảy ra, thờ ơ với chúng. Điều các quốc gia trên thế giới làm nhiều nhất chỉ là lên án bằng miệng, chỉ vậy mà thôi! Vậy thì nhân loại cần phải thực sự tỉnh lại và lên tiếng, và hành động. Dịch bệnh ở đâu đều là sự cảnh tỉnh đối người con người, nếu như con người còn không tỉnh ngộ thì cảnh tượng tàn khốc năm đó ở đế quốc La Mã rất có khả năng sẽ lại xảy ra.
Nhìn rõ con đường dịch bệnh lan ra trên toàn cầu, hãy chiêm nghiệm. Trái đất đang thanh lọc, đại dịch đang thanh lý và làm lộ rõ tất cả những thứ phản Thần đang ẩn nấp bí mật xung quanh chúng ta, từ chính trị tới thương nghiệp, từ khoa học tới văn hóa, từ bộ óc tới tâm hồn của chúng ta. Phía đối lập với Thần chính là thứ học thuyết Vô thần không cho phép con người tin vào Thần. Có bao nhiêu người trong chúng ta, vì tìm kiếm lợi ích và hư vinh, đã lấy lòng thể chế Vô Thần Luận kia, khiến nó có quyền lực rộng khắp trên thế giới? Có bao nhiêu người từng làm những việc bất chính, hòa hoãn với ma quỷ? Thuyết Vô Thần, tôn giáo nhà nước, và chế độ độc tài gây ra bao thảm họa tín ngưỡng kia là nguyên nhân căn bản gây hiểm họa diệt vong cho chúng ta. Không ít tờ báo, không ít chính trị gia, không ít tín đồ đều đang nói: nó là hiểm họa của nhân loại. Dù nguyên nhân họ nói như vậy là gì đi nữa, thì cũng có một lý do cốt lõi: nó khiến chúng ta bị ngăn cách với ân điển của Thần.
Chỉ có giã từ sự vô minh và sám hối, nhìn lại, đối diện, sửa chữa và trừng phạt những sự việc phản nhân loại, vô nhân tính, vô thần, thì mới có thể đắc cứu. Mỗi cá nhân khi đối diện với điều này, chỉ cần trong tâm có tồn tại thiện lương, chỉ cần trong tâm có mong muốn cái ác phải bị tiêu diệt thì sẽ sản sinh ra “chính khí”. Không chỉ thế, một hành động thiện lượng, một sự cảm thông chân thành, một mong muốn giúp đỡ, một nguyện vọng muốn lắng nghe, muốn tìm hiểu kỹ càng về những con người đang bị chế độ phản Thần bức hại sẽ là phương thuốc thần diệu, cũng như những người từng cứu người Do Thái, cứu tín đồ Cơ Đốc trong đàn áp năm xưa, ắt sẽ được bảo hộ khỏi quỷ dịch hay tà khí.
Phương pháp rất đơn giản, ân điển là vô lượng, nhưng chỉ có thể giúp được những người có lòng tin. Thực tâm hối cải, Thần sẽ biết, bởi lẽ Thiên Thượng đang chờ đợi sự hối lỗi của con người.
29/6/2021
Nam Trân
Tác giả gửi Trí Thức VN
Xem thêm:
Mời nghe radio:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…