Cảnh buổi sáng, hoàng hôn trẻ con dong trâu bò, người lớn gánh gồng, kéo xe cải tiến đi trên đường làng bây giờ hầu như không còn nữa. Người dân vẫn làm ruộng nhưng ít người gồng gánh, người ta chở lúa, chở phân bằng xe đạp điện, xe máy, xe lam… Người làng cũng ít cày bằng trâu bò mà thuê máy. Cả làng chỉ còn vài con bò, mấy con trâu. Dọc đường làng, nhất là ở những đoạn gần sân điếm, ngã ba mọc lên các quán bán thực phẩm, hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng với đủ thứ biển quảng cáo xanh đỏ, thụt thò, lớn nhỏ. Đường làng bỗng nhiên hóa nửa tỉnh nửa quê, nửa nông thôn nửa thành phố.

Đường làng chính hầu như không còn tre nữa, chỉ còn một vài bụi còn sót lại. Đoạn đường có nhiều tre nhất giờ đây là đoạn đường phụ nối từ Cầu Chẹm đi qua Hố Nhóng Trong, Hố Nhóng Ngoài đi vào sân điếm đội 2. Trước kia con đường này được người làng đắp rất thấp và bé. Nó giống như một lối mòn. Chỉ có một số ít người làng sống ở quãng từ sân điếm đội 2 vào cuối làng mới đi qua con đường này. Họ cũng chỉ đi đường này vào mùa khô ráo mà thôi vì vào mùa mưa, nước lụt dâng lên ngập hết cả con đường, những đoạn ngập sâu nước lên tới bụng, tới cổ. Bọn trẻ con chúng tôi thường phải bơi qua những đoạn đó.

Giờ đây cả đoạn đường này cũng được đắp cao, mở rộng và trải bê tông. Nhưng hai bên vẫn còn tre. Tre ở làng giờ tập trung chủ yếu ở con đường chạy dọc con ngòi này. Người dân sống lâu ở làng thì thấy tre pheo cũng bình thường như mọi cây cối khác, chẳng có gì đặc biệt nhưng người sống xa quê hay người thành phố thì thấy ở tre một vẻ đẹp khác thường mang hồn cốt của làng quê. Chị gái tôi làm báo, đã viết một bài giới thiệu về đoạn đường này ở làng tôi với phần ảnh do nghệ sĩ Hữu Thông chụp. Bài viết và các tấm ảnh được đăng trên tạp chí Heritage của Hàng Không Việt Nam. Rất nhanh, chúng được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội và bỗng nhiên rặng tre ở làng tôi trở nên nổi tiếng. Khi tôi đăng các tấm ảnh và bài viết này lên trang Facebook cá nhân của tôi, rất nhiều người đã vào bình luận thể hiện sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp còn lại của làng quê. Và rồi từ rất xa nhiều người đến đây xem rặng tre, chụp ảnh, quay phim.

Một số người đến sớm may mắn được thấy rặng tre như nó xuất hiện trên tạp chí và mạng xã hội trước đó, những người đến sau thì chỉ được chiêm ngưỡng một nửa. Đó là người chủ rặng tre đã chặt đi một đoạn ở một bên đường để xây một bờ tường gạch. Với người chủ này, rặng tre giờ chỉ đem lại cho ông phiền toán khi nó che kín nhà, làm lá rụng vào vườn và gọi đến nhiều sâu bọ. Tuy một nửa rặng tre ở đoạn đẹp nhất đã bị chặt, làng tôi vẫn tiếp tục… nổi tiếng.

Tháng 3 năm 2024 một đoàn làm phim của châu Âu với đạo diễn, nhà quay phim có quốc tịch Ý, Đức đã về tận làng tôi làm phim. Họ gọi các cụ trong làng, trong đó có bố tôi ra đình, sân điếm quay một số cảnh như chơi đàn, hát, đánh cờ… Cũng không rõ bộ phim họ làm có nội dung như thế nào và phát ở đâu.

Ảnh: Nghệ sĩ Hữu Thông chụp đường làng tôi. Hiện tại rặng tre này đã bị phá một nửa.

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây

Xem thêm:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Gương người xưa hối lỗi, làm lại cuộc đời

Những người dám dũng cảm đối mặt với thiếu sót và chỉnh sửa bản thân,…

9 phút ago

Tản mạn về vài cung thủ thiên tài trong lịch sử

Tài năng của các cung thủ này không chỉ dừng ở "bách phát bách trúng".

19 phút ago

Lòng người tâm phục bởi đức, không tâm phục bởi lực

Trong trị quốc hay đối nhân xử thế, chỉ dùng đức mới có thể thật…

29 phút ago

Ngoại trưởng Marco Rubio: Hoa Kỳ phải ‘thiết lập lại trật tự thương mại toàn cầu’

Ngoại trưởng Marco Rubio cam kết Hoa Kỳ phải "thiết lập lại trật tự thương…

31 phút ago

Thuế quan mới nhất của ông Trump ngăn chặn việc “rửa xuất xứ” hàng Trung Quốc

Chính sách thuế quan mới này của ông Trump gần như đã chặn đứng con…

36 phút ago

Tổng thống Trump nói Việt Nam đề nghị giảm thuế quan đối với Mỹ xuống mức 0

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng Việt Nam muốn xóa bỏ hoàn…

59 phút ago