Hồi tôi mới về Đà Lạt (2011), chẳng nơi nào bán hồng ri, và cũng chẳng nơi nào trồng. Hồng ri mọc dại. Tôi chỉ tình cờ tìm thấy hồng ri khi đi ngang qua lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng hậu). Khu lăng mộ hoang phế, chỉ có 2 cây hồng ri mọc chơi vơi giữa những tảng đá.

Sau này tôi tìm thêm được loại hồng ri trắng trong khu rừng, cách nhà chừng 3 cây số. Chiều, trời trở lạnh, bất chợt nghe tiếng lá rơi, lẫn với tiếng ve kêu. Ngẩn người! Lúc này tiếng ve nghe sầu thê thảm.

Tôi viếtCâu chuyện trồng hoa vào thời điểm đó. Tôi yêu sự mỏng manh của hồng ri khi đưa nó từ rừng về, chỉ một cơn gió mạnh có thể làm cánh hoa rơi lả tả. Tôi cũng yêu sự chống chọi yếu ớt, mộc mạc của hồng ri giữa những bông hoa đầy vẻ đẹp lai tạo của thời thẩm mỹ viện.

Hồng ri dễ trồng, nhưng chóng tàn. Hạt già, rơi vung vãi xuống đất lại tự nẩy mầm, tự nhiên lớn lên như ở đất rừng, với những cánh hoa thưa thớt. Có lẽ hồng ri hiểu, tôi đã chia tay với những loài hoa son phấn.

Đôi khi tôi nhớ Đà Lạt. Nhớ mà không về được. Nhâm nhi ly rượu mới thấm thía “…Hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta. Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm…”.

Bây giờ ở Đà lạt người ta trồng nhiều hồng ri, những cụm hoa to hơn, cánh hoa khít nhau hơn. Hồng ri có được son phấn hay không, tôi không biết. Năm ngoái, ở con đường Ánh Sáng cả một bãi đất, gần Hồ Xuân Hương, chỉ trồng hồng ri. Du khách chen vào, làm dáng chụp ảnh, tràn ngập giữa cả rừng hồng ri đẹp hơn, rực rỡ hơn.

Người ta còn đổi tên hồng ri thành hoa Chiêu Quân, Phụng Điệp,… gì gì đó cho xứng tầm lung linh huyền thoại. Có cô gái nào lỡ lạc vào chốn “phồn hoa” mà còn giữ tên Thắm, Lụa, Mận, Xoài đâu.

Đà Lạt khi tôi đến lần đầu, năm 1973 hay 74 gì đó còn mộc mạc, chất phác. Năm 2011 tôi về Đà Lạt ở. Đà Lạt đã thay đổi nhiều. Bây giờ thì không còn nhận ra Đà Lạt nữa. Phố thị Đà Lạt ngập lụt. Phá rừng, mưa lớn nước lũ ào ạt về, rồi chia đất phân lô, bê tông hóa khắp nơi, nhà cửa chi chít, cao ốc, chung cư, không chừa chỗ nào, lấy chỗ đâu cho nước thoát. Lũ lụt từ đó mà ra. Đừng biến nguyên nhân phụ thành nguyên nhân chính, đừng đổ thừa tại nhà kính. Lý do đó tủn mủn lắm. Cái hoang tưởng biến một thành phố nghỉ dưỡng như Đà Lạt thành “tiểu Paris” là vậy đó.

Mất mát lớn nhất, không chỉ là cảnh trí, thiên nhiên mà chính là con người Đà Lạt. Đà Lạt bây giờ cũng chụp giựt, níu kéo, chém chặt, móc túi không kém gì Sài Gòn, Hà Nội.

Hôm rồi cô bạn gửi tin nhắn: “Hoa hồng ri của anh vừa có tên mới – hoa Túy Điệp”. Hồng ri như lạc chốn lầu xanh, làm sao thoát khỏi thời son phấn?

Vũ Thế Thành
Đăng lại từ Facebook Vũ Thế Thành

Xem thêm:

Mời xem video:

Vũ Thế Thành

Published by
Vũ Thế Thành

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago