Một số cách sưởi ấm vào mùa đông của người xưa

Hàng ngàn năm trước, cổ nhân không có các thiết bị hay vật phẩm hiện đại để sưởi ấm như ngày nay, nhưng họ vẫn có thể nghĩ ra các phương pháp sưởi ấm vào mùa đông đặc biệt hiệu quả.

(Tranh minh họa: Public Domain)

Người cổ đại có rất nhiều cách để sưởi ấm vào mùa đông, phổ biến nhất là đốt than và củi. Mặc dù sưởi ấm là một việc thường nhật, nhưng nó vẫn ẩn chứa những bất đồng về tầng lớp, giàu nghèo. Dưới đây là một số cách để sưởi ấm vào mùa đông của cổ nhân.

Lò sưởi

Lò sưởi ra đời vào thời nhà Hán, bên trong lò đặt củi để đốt sưởi ấm. Khi không dùng đến lò để sưởi ấm, người ta có thể dùng nó để ninh nấu đồ ăn. Bên trên lò có một ống để dẫn khói ra ngoài nhà. Lò sưởi thời xưa được làm bằng các vật liệu có sẵn như đất sét, bùn đất vàng, có khả năng giữ nhiệt cao, nên người ta có thể sưởi ấm ngay cả khi ở bên ngoài nhà.

Khi mùa đông khắc nghiệt đến, cả gia đình ngồi xung quanh lò sưởi, không chỉ có thể cảm nhận được hơi ấm hiếm hoi trong mùa đông giá rét mà còn có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa các thành viên với nhau.

Chậu sưởi

Chậu sưởi hay bồn sưởi là một chiếc chậu có thể đốt than để sưởi ấm. Đối với những gia đình giàu có, có địa vị cao thì chậu sưởi thường được chế tạo bằng kim loại. Bên ngoài chậu còn được khảm nạm bằng những hoa văn tinh xảo như hoa lá, chim muông. Còn chậu sưởi của những gia đình bình thường thì đều được làm bằng đất sét, thô sơ và mộc mạc.

Về công dụng thực tế, cho dù đó là chậu sưởi làm bằng kim loại hay chậu sưởi bằng đất sét thì đều giống nhau. Còn về nguyên lý làm nóng mà nói thì khả năng tản nhiệt và giữ nhiệt của chậu đất tốt hơn nhiều so với chậu kim loại.

Tường sưởi

Tường sưởi xuất hiện vào thời nhà Tần, Hán. Bởi vì nhiệt độ vào mùa đông là rất thấp nên khi người xưa xây nhà, độ dày của các bức tường thường đạt tới 40-50 cm. Hơn nữa, trong phòng ngủ còn dựng tường sưởi. Đây là một bức tường rỗng ở bên trong và thường liên thông với bếp.

Khi đốt lửa ở bếp lên, không khí nóng sẽ theo đường liên thông mà truyền đến bức tường rỗng này và làm nó ấm dần lên. Khi nhiệt độ của bức tường lửa đạt đến một độ cao nhất định thì sẽ khiến cả căn phòng ấm áp hơn rất nhiều.

Giường sưởi

Giường sưởi xuất hiện sớm hơn tường sưởi và là phát minh của bộ tộc người Nữ Chân. Theo cuốn “Tống văn giám” ghi lại: “Xung quanh phòng là giường bằng đất, bên dưới đốt lửa, bên trên để thức ăn và sinh hoạt, gọi là giường đất, để giữ ấm”.

Giường sưởi ban đầu được làm từ đất vàng đắp thành, về sau người ta dùng đá, gạch xây lên. Bên trong hầu hết được thiết kế như một ống khói rỗng “ngoằn ngoèo”, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông khói mà còn làm cho nhiệt độ của giường sưởi giữ được nóng lâu hơn. Đá và đất vàng được nung nóng lên sẽ tỏa ra nhiệt lượng ấm nhất, an toàn, phù hợp với cơ thể con người. Đồng thời nó còn bổ sung khoáng chất và nguyên tố vi lượng cho cơ thể con người.

Lò sưởi tay

Thủ lô (lò sưởi tay) là một loại công cụ sưởi ấm tay, giống như một chiếc lò sưởi nhỏ, vừa tinh xảo vừa linh hoạt, hình dáng đa dạng. Bên trong của lò ấp này được đặt than củi hoặc tro bếp vẫn còn nóng, bên ngoài có lồng đậy. Lò sưởi tay này thậm chí có thể đặt được vào trong tay áo để sưởi ấm tay. Nó được nữ nhân sử dụng rất nhiều khi đi ra ngoài hay thậm chí ngay cả khi ở trong nhà.

Thời nhà Minh, lò sưởi tay này trở nên đa dạng và phong phú hơn, được làm nhỏ nhắn hơn để đút vừa trong tay áo. Ngoài ra, để hưởng thụ và dưỡng sinh, người ta còn cho vào đó các loại huân hương và dược liệu để vừa sưởi ấm vừa ngửi hương thơm. Lò này ngày càng được thợ thủ công trau chuốt hơn nên nó cũng dần trở thành một tác phẩm nghệ thuật được giới quý tộc ưa chuộng.

Bình nước nóng

Thời nhà Tống có một dụng cụ sưởi ấm là bình nước nóng, giống như túi chườm nóng ngày nay. Nó thường là có hình bầu dục hoặc hình quả bí ngô làm bằng thiếc hoặc đồng, có nắp đạy ở lỗ trên cùng để đổ nước nóng vào và đặt dưới chăn trước khi đi ngủ. Đa số trong nhà dân thường đều có, thậm chí nó còn được dùng làm lễ vật để tặng trong hôn lễ. Có những chiếc bình được truyền qua mấy thế hệ.

Lồng hun khói

Lồng hun khói xuất hiện vào thời Đông Hán, gồm có hai bộ phận là bồn và lồng, được chế tác vô cùng tinh mỹ. Lồng hun khói có kích thước lớn nhỏ khác nhau, loại lớn có thể nặng đến mấy chục cân, cao hơn một mét. Có loại được làm từ đồng, có loại được làm bằng men. Trong Điện Thái Hòa, Điện Trung Hòa, Điện Bảo Hòa, Cung Càn Thanh, Cung Khôn Ninh đều có đặt lồng hun khói rất đẹp đẽ và tráng lệ.

Hệ thống sưởi ấm dưới đất

Hệ thống sưởi ấm dưới lòng đất được sử dụng trong Tử Cấm Thành. Cũng giống như việc làm mát bằng cách trữ băng đá dưới lòng đất để dùng vào mùa hè thì dưới lòng đất trong Tử Cấm Thành cũng có hệ thống sưởi ấm khổng lồ. Trước khi mùa đông đến, bộ phận chuyên trách sẽ bổ sung than đá vào hệ thống sưởi này. Sau khi hệ thống này vận hành thì các phòng trong hoàng cung sẽ ấm lên rất nhanh.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

4 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

7 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

13 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

32 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

51 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago