Khi đạo sĩ Trần Đoàn giới thiệu tử vi đã nói với Tống Thái Tổ rằng: “Với khoa Tử vi, học tới bậc sơ đẳng, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, khi nào xấu mà mưu đại kế, tránh nhiễu sự. Học tới chỗ uyên thâm, có thể nhân số mạng người thân xấu, dùng loại người nào thì cứu được, cứu bằng cách nào. Thấy kẻ ác, thì dùng người nào, cách nào mới trị được”. Dưới đây là những chuyện về tử vi được dân gian truyền lại, là trải nghiệm của Tống Thái Tổ.
Sau khi Tống Thái Tổ có được cuốn “Tử vi chính nghĩa” thì xem như báu vật vô giá, thường lấy sách ra học. Sau đó Tống Thái Tổ xem cuốn “Tử vi chính nghĩa” là kinh điển cất trong hộp vàng, sai quan Đại học sỹ sao chép thêm 2 cuốn nữa trao cho hai em của mình là Triệu Quang Nghĩa (sau này là Tống Thái Tông) và Đình Mỹ.
Tống Thái Tổ vừa học vừa nghiệm lý các lá số thực tế nhằm đúc hết kinh nghiệm, rồi ghi chú ra bên cạch sách, nên về sau sách này hay được gọi là bản “Thái Tổ ngự bút”. Tống Thái Tông cũng làm tương tự và được gọi là bản “Thái Tông châu phê”.
Có một câu chuyện vào thời kỳ này được ghi lại như sau. Năm nọ cần người trấn thủ biên cương, Triều đình Tống cử ra được 2 người là Dương Văn Quảng và Trương Quang Đăng, nhưng không biết nên chọn ai trong 2 người nay đi.
Tống Thái Tổ nhận thấy Trương Quang Đăng mệnh có Tử vi, Phá quân, Tả phù, Hữu bật ở mùi, nhưng sang năm đại tiểu hạn trùng phùng gặp liêm tham tại hợi thì chắc chắn là chết. Vì vậy nếu cử Đăng đi thì sang năm phải cử người khác thay.
Còn Dương Văn Quảng tuổi giáp, mệnh ở dần có Tử Phủ Vũ Tướng hội cùng Thiên mã, Thiên hình. Sách tử vi nói rằng: “Hình Hổ cư dần, hổ đới kiếm hùng, tương phùng Đế cách, ư giáp kỷ uy vũ trấn động”, nghĩa là Thiên hình, Bạch hổ ở dần là hổ đeo kiếm hùng, người tuổi giáp kỷ uy vũ chấn động.
Nhà Tống quyết định cử Dương Văn Quảng đi, quả nhiên năm sau thì Trương Quang Đăng chết.
Nhiều người muốn xem tử vi nhằm thay đổi vận mệnh của mình, tránh tai họa. Vậy liệu tử vi có thể thay đổi vận mệnh được không? Sách tử vi nhà Tống có ghi chép lại một việc mong muốn dùng tử vi cải mệnh tránh tai họa.
Thời điểm Tống Thái Tổ chưa lên ngôi, còn cầm quân thống nhất thiên hạ đã kết nghĩa huynh đệ với một vị tướng dũng mãnh tài ba là Trịnh Ân. Vợ của Trịnh Ân là Đào Tam Xuân cũng là một nữ tướng rất thiện chiến. Cả hai vợ chồng giúp Thái Tổ thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Tống.
Trịnh Ân được phong tước Vương, hưởng cảnh thái bình một thời gian thì nơi biên ải có giặc, Thái Tổ liền đưa Trịnh Ân trấn giữ biên ải.
Nhân dịp đầu năm Thái Tổ xem lại lá số tử vi các trọng thần, thấy lá số Trịnh Ân là cách lưỡng tướng (Thiên tướng và Tướng quân) thủ mệnh, đại hạn gặp Kình dương, tiểu hạn Thiên hình, lại có Lưu niên Thái tuế gặp Kiếp, Kỵ.
Thống Thái Tổ thấy rằng Thiên tướng và Tướng quân ngán nhất là Kình Đà. Nay đại hạn có Kình dương là đao, tiểu hạn có Thiên hình là kiếm, lo rằng Trịnh Ân sẽ mất mạng. Lưu niên Thái tuế gặp Kiếp, Kỵ thì sẽ do kẻ tiểu nhân ám hại. Mà Kiếp Kỵ lại ngộ Hồng Đào, vậy kẻ hại Trịnh Ấn tất là đàn bà.
Thấy Trịnh Ân nguy hiểm tính mạng, Tống Thái Tổ liền cho gọi ngay về Triều để được bảo vệ, chính là muốn thay đổi số mệnh.
Trịnh Ân nhận lệnh về Triều, gần đến nơi thì thấy đám quân hầu đang hộ tống kiệu Vua, Trịnh Ân tưởng là kiệu Tống Thái Tổ thì vội phủ phục xuống đường tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngẩng lên thì thấy không phải Vua, mà là Hàn Phụng – cha của một phi tần đang được sủng ái – lộng hành lấy kiệu của Vua đi chơi, tước vị còn thấp xa so với Trịnh Ân.
Thấy Hàn Phụng phách lối dám ngồi kiệu của Vua, Trịnh Ân tức giận liền lôi Hàn Phụng xuống đánh cho một trận vì tội tiếm nghi vệ Thiên tử. Hàn Phụng bị đánh về nhà khóc lóc đòi con gái phải trả thù. Phi tần này vào cung chuốc rượu cho Thái Tổ say mèm rồi dâng biểu nói có kẻ làm phản đập phá nghi trượng Thiên tử cần xử.
Tống Thái Tổ đang say mèm không biết gì chỉ cầm bút phê vào chữ “trảm”. Thế là Trịnh Ân bị đem ra xử trảm.
Đến lúc Tống Thái Tổ tỉnh rượu hay chuyện thì còn chỉ biết khóc lớn thương tiếc. Trịnh Ân chết hoàn toàn khớp với số mệnh an bài sẵn, nhưng việc Tống Thái Tổ cố ý đưa Trịnh Ân về Triều lại gây ra một mối họa lớn khác.
Vợ Trịnh Ân là dũng tướng Đào Tam Xuân hay chuyện liền đưa quân tiến đến Kinh thành, các binh tướng đều quý mến Trịnh Ân, nay thấy Trịnh Ân chết oan thì đều không muốn chống cự, bỏ chạy cả.
Đào Tam Xuân đưa quân vây kín cổng thành, yêu cầu làm rõ vì sao phu quân phải chết. Cả Kinh thành chấn động sợ hãi, Triều đình tâu giết cả cha con thứ phi để tạ tội, nhưng Đào Tam Xuân vẫn không lui quân.
Triều đình bối rối, bèn tìm xem lá số của Đào Tam Xuân, thấy mệnh có Vũ khúc, Phá quân, Lộc tồn ở tỵ, Kiếp Không đắc địa ở hợi chiếu vào. Cung quan có Tử vi, Tham lang, Hóa lộc ở dậu. Cung tài bạch ở sửu có Liêm trinh, Thất sát, Tả phủ, Hữu bật, Hóa khoa. Hiện tại xem số thì không ai thắng được nàng, chỉ còn cách thuyết phục.
Mệnh Tam Xuân có Vũ khúc, Phá quân, trong cuốn “Tử vi chính nghĩa” có nói rõ rằng: “Chỉ có Lộc tồn chế được tính ác của Vũ khúc, Thiên lương chế được tính điên của Phá quân”.
Thế là Triều đình tìm người mệnh có Thiên lương, Lộc tồn để đàm phán với Đào Tam Xuân, tìm được Cao Hoài Đức mệnh có Thiên lương tại tý, Thiên lương là ấm tinh che chở cho người khác như cây cao bóng cả, Lộc tồn ở ngọ, lại có Thái dương ở ngọ và Thái âm ở thân rất sáng chiếu mệnh.
Tống Thái Tổ chuẩn tấu để Cao Hoài Đức đi, quả nhiên thuyết phục được Đào Tam Xuân rút binh.
Đây là câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử. Nghệ thuật hát tuồng ở Việt Nam hay diễn vở tuồng “nữ tướng Đào Tam Xuân” nên nhiều người Việt biết được câu chuyện lịch sử này.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…