Đại dịch COVID-19 và đợt lũ lụt vừa qua tại Trung Quốc có lẽ đã khiến nhiều người Trung Quốc thay đổi suy nghĩ của mình về bản chất của chế độ độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chẳng hạn sau 1 tháng xảy ra lũ lụt tại 26 tỉnh, ĐCSTQ không có mấy hành động hay phản ứng gì, truyền thông nhà nước cũng không đưa tin. Một số cư dân mạng thắc mắc trên mạng xã hội: “Làm sao các kênh truyền thông lớn lại nhất loạt câm lặng trong khi hơn 10 triệu dân đang phải chịu khổ như vậy? Vì sao truyền thông cứ đưa tin mãi về Hoa Kỳ mà không nói về lũ lụt trong nước? Đài truyền hình trung ương phục vụ cho ai vậy?”
Đến tháng 7/2020, sau 1 tháng lũ lụt, sự hỗ trợ duy nhất của chính quyền là khoản cứu trợ 150 triệu Nhân dân tệ chi cho 3 tỉnh, tức là mỗi người ở các khu vực này chỉ nhận được khoảng 0,5 đến 2 Nhân dân tệ, còn chưa đủ cho một bữa ăn. Tuyên truyền của ĐCSTQ lợi dụng đại dịch như một cái cớ để không cung cấp cứu trợ và nguồn lực khẩn cấp để chống lũ.
Theo Thời báo Hoàn cầu, ĐCSTQ đã cho vay hơn 6.000 tỷ Nhân dân tệ trong bốn năm gần đây cho các nước đang phát triển ở Châu Phi. Con số này gấp 40.000 lần số tiền được phân bổ để chống lũ. Trong khi đó, đầu tháng 6, chính quyền Trung Quốc đã hoãn việc trả nợ cho 77 quốc gia.
Mỗi cấp chính quyền ở Trung Quốc đều có một tấm biển treo trên tòa nhà trụ sở của họ ghi “Chính phủ Nhân dân”. Tuy nhiên trên thực tế, chính quyền chỉ phục vụ lợi ích của Đảng mà thôi. Lịch sử đã cho chúng ta thấy điều này quá rõ ràng.
Năm 2005, một chương trình truyền hình của kênh Discovery đã tiết lộ một loạt thảm họa do con người tạo ra. Đứng đầu danh sách không phải là vụ nổ hạt nhân Chernobyl, mà là thảm họa sập Đập Bản Kiều năm 1975. Đây là vụ việc mà người dân Trung Quốc hiếm khi biết tới.
Theo Discovery, ngày 8 tháng 8 năm 1975, Đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị sập do mưa lớn, làm ngập 9 quận của một khu vực rộng hơn 11.000 km2. Hơn 100.000 thi thể trôi nổi đã được vớt lên và 140.000 người khác đã chết vì nạn đói và dịch bệnh xảy ra sau trận lụt.
Tại thời điểm đập cần xả nước khẩn cấp, chính quyền địa phương đã gọi điện cho cấp trên của họ để xin phép nhưng không nhận được phản hồi. Theo tiết lộ của ông Kỷ Pha Dân, con trai của Phó Thủ tướng lúc đó là ông Kỷ Đăng Khuê, một quan chức địa phương đã gọi điện cho Đặng Tiểu Bình, bấy giờ là Tổng Tham mưu trưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Người này báo cáo về tình trạng khẩn cấp, nhưng người nhà của Đặng nói với quan chức rằng ông ta đi ngủ rồi. Họ nói ông thấy không khỏe nên không thể bị đánh thức.
Nhưng sau đó ông Kỷ phát hiện ra rằng Đặng lúc đó không bị mệt, cũng không phải đang ngủ, mà là đang chơi mạt chược với mấy người nữa tại dinh thự của ông Vạn Lý, một quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ. Đặng đã chơi tới năm giờ sáng hôm sau.
Sau nhiều lần gọi điện khẩn cấp xin phép xả lũ không được hồi đáp, thảm họa cuối cùng đã xảy ra và con đập đã bị sập.
Ngoài sự chậm trễ không cần thiết trong việc xả lũ, bản thân con đập cũng bị lỗi. Đập Bản Kiều là một trong nhiều đập được xây dựng vào đầu những năm 1950 như một sản phẩm của phong trào Đại Nhảy vọt. Theo chính sách vô trách nhiệm đó, con đập được xây dựng vội vàng mà không được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thiếu công tác bảo trì thường xuyên từ khi xây dựng xong. Tại thời điểm khẩn cấp, chỉ có 5 trong tổng số 17 cửa lũ có thể nâng lên được, những cửa còn lại đều bị kẹt cứng vì han gỉ.
Tin tức về thảm họa do con người gây ra này đã bị chính quyền ĐCSTQ bưng bít. Không có đài tưởng niệm nào được xây dựng để lưu tên những người bị thiệt mạng. Thay vào đó, chính quyền lại xây một đài tưởng niệm để biểu dương và ghi nhớ chiến công của ĐCSTQ trong công tác chống lũ.
Ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất chết người đã xảy ra tại huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên. Trong khi nhiều người đang theo dõi sát sao diễn biến, 42 giờ sau đó mới có 1.000 bộ đội tay không đến nơi để giải cứu hơn 100.000 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Trong 72 giờ vàng cho cứu hộ, tổng số binh sỹ ở khu vực tâm chấn chỉ chưa tới 10.000. Trong khi đó, trung bình tối thiểu ba người cần phải có để có thể kéo một người ra khỏi đống đổ nát.
Khoảng 79 giờ sau trận động đất, đội kỹ thuật của quân đội cuối cùng cũng bắt đầu sửa chữa và khôi phục những con đường dẫn vào huyện Vấn Xuyên. Khi đó, hầu hết những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát đã thiệt mạng. Ngoài ra, 34 trong số 58 thị trấn bị ảnh hưởng không nhận được bất cứ sự cứu hộ nào.
Giống như những gì đã từng xảy ra trong các thảm họa trước đó, ĐCSTQ đã ra lệnh cho tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc ca ngợi chính quyền trong nhiều ngày sau trận động đất. Cái chết của hơn 100 nghìn người Trung Quốc bằng cách nào đó đã biến thành một tập phim tôn vinh sự cai trị của Đảng.
Thảm họa tự nhiên dưới thời ĐCSTQ cai trị có thể nói là những “thảm họa tự nhiên có bàn tay của con người”. ĐCSTQ chưa bao giờ chịu bất kỳ trách nhiệm gì về thiên tai hay nhân họa dưới sự cai trị của nó. ĐCSTQ hiểu rất rõ rằng nếu có người thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, thì sẽ làm lu mờ hình ảnh hoàn hảo và phá vỡ quyền kiểm soát của nó.
Triết học cộng sản là triết học đấu tranh. Nó không chứa đựng tiêu chuẩn nhân tính phổ biến của con người. Khái niệm lương thiện hay ác độc, pháp luật hay lưu manh đã bị bóp méo một cách tuỳ tiện. Luật của cộng sản cấm sát nhân, nhưng giết những ai Đảng cho là kẻ thù lại được coi là đúng và được khuyến khích. Hiếu cha kính mẹ là tốt, nhưng nếu cha mẹ là giai cấp thù địch của Đảng thì không được hiếu thuận. Nhân lễ nghĩa trí tín vốn là giá trị đạo đức nền tảng của nhân loại, nhưng Đảng không cho đó là gì quan trọng, lúc nào Đảng không thích thì Đảng liền bỏ qua. Những tiêu chuẩn làm người trong truyền thống dân tộc nay bị Đảng tẩy chay và xoá bỏ. Do vậy triết học của ĐCSTQ là một lực lượng phản nhân tính.
Kể từ khi ĐCSTQ xuất hiện, nó lấn át tất cả, đè bẹp tất cả, mở đầu một thời kỳ đầy đau thương cho dân tộc Trung Hoa, với tai họa này nối tiếp tai họa khác. Do đó, để loại bỏ các học thuyết của ĐCSTQ và để khôi phục lại nhân tính và lương tâm thì bước đầu tiên và cốt yếu nhất là nhận ra bản chất cực kỳ lưu manh của Đảng này. Mặc dù ĐCSTQ có vẻ như đang nắm hết tất cả các nguồn lực và bộ máy nhà nước bạo lực, nhưng nếu đa số người Trung Quốc đều tin vào sức mạnh của chân lý và bảo vệ đạo đức và chính nghĩa, thì ĐCSTQ sẽ mất đi nền tảng cho sự tồn tại của nó. Tất cả các nguồn lực sẽ ngay lập tức quay trở về trong tay của chính nghĩa. Đó là lúc sự tái sinh của Trung Quốc sẽ diễn ra.
Lịch sử xưa nay không có vương triều nào là tồn tại mãi mãi, càng độc tài thì sự sụp đổ sẽ càng nhanh hơn. ĐCSTQ mới chỉ tồn tại xấp xỉ 100 năm, không là gì cả so với dòng sông dài của lịch sử.
Đăng có chỉnh sửa theo Minghui.org
Tỉnh Dân
Xem thêm:
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…