Trịnh Bồng là vị chúa Trịnh cuối cùng. Nhận thấy Triều đình hỗn loạn, ông đã nhiều lần từ chối lên ngôi. Nhưng cuối cùng trước hoàn cảnh ép buộc, ông phải lên ngôi Chúa.
Trịnh Bồng là con của chúa Trịnh Giang, nhưng Trịnh Giang ở ngôi chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, bắt dân chúng xây nhiều cung quán, đám hoạn quan nhân cơ hội nắm quyền, khiến Đàng Ngoài ngày càng suy yếu. Trước tình thế đó Trịnh Thái phi Vũ thị cho tập hợp các quan văn võ nhằm đưa em của Trịnh Giang là Trịnh Doanh lên ngôi Chúa. (Xem bài: Vị Chúa phải chui nhủi dưới hầm suốt 20 năm cuối đời)
Khi Trịnh Doanh mất thì con là Trịnh Sâm lên nối ngôi. Chúa Trịnh Sâm có hai người con trai là Trịnh Tông và Trịnh Cán. Trịnh Tông là con của thứ phi Dương Ngọc Hoàn, Trịnh Cán là con của thứ phi Đặng Thị Huệ. Trịnh Tông là anh nên khả năng được chọn làm Thế tử, tuy thế chúa Trịnh Sâm vẫn bỏ ngỏ ngôi Thế tử.
Trịnh Sâm sủng ái Đặng Thị Huệ, Đặng Thị Huệ luôn tìm cớ hãm hại Trịnh Tông để con mình là Trịnh Cán được chọn làm Thế tử. Trịnh Tông cũng lo lắng một ngày không xa Trịnh Cán sẽ nối ngôi.
Năm 1780 nghe tin chúa Trịnh Sâm bệnh nặng, nghĩ rằng Trịnh Cán có thể lên nối ngôi, Trịnh Tông tổ chức cuộc binh biến nhưng bất thành. Trịnh Sâm liền giáng Trịnh Tông xuống làm con thứ và có ý để Trịnh Cán nối ngôi.
Tuy nhiên Trịnh Cán từ lúc sinh ra đã rất yếu ớt, lại còn rất nhỏ, e khó đảm đương ngôi Chúa. Vì thế Trịnh Sâm đã từng tính đến việc để người anh em họ là Trịnh Bồng lên thay, cũng là trả ngôi về cho dòng Trịnh Giang.
Năm 1782, Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Huy quận công Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán lên ngôi Chúa lúc mới chỉ 5 tuổi. Nhưng Đặng Thị Huệ không được lòng người, đám kiêu binh nổi lên giết chết Phụ chính, lật đổ Trịnh Cán, rồi đưa Trịnh Bồng lên thay. (Xem bài: Nạn kiêu binh từng thao túng cả vua Lê lẫn chúa Trịnh)
Tuy nhiên Trịnh Bồng thấy rõ sự mục nát trong Triều đình nên từ chối lên ngôi. Dù đám kiêu binh mấy lần đưa ông lên ngôi nhưng ông đều từ chối, rồi cuối cùng quyết định bỏ trốn. Đám kiêu binh quyết định đưa Trịnh Tông (còn có tên là Trịnh Khải) lên ngôi Chúa.
Kiêu binh đưa được Trịnh Tông lên ngôi rồi sau đó ngày càng càng tự đắc, lộng hành ngang ngược không kiêng dè, khiến kỷ cương phép nước hỗn loạn.
Năm 1786, Nguyễn Huệ đưa quân tiến ra Kinh đô, chúa Trịnh huy động quân Tam phủ ra trận, nhưng kiêu binh được gọi là ưu binh này lại muốn ở Kinh thành chứ không muốn ra trận, nên mượn cớ chờ quân lương để chần chừ không đi.
Nhờ thế mà Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn dễ dàng tiến vào Kinh thành, kiêu binh tan rã, Trịnh Tông bị bắt và tự tử.
Sau khi Nguyễn Huệ rút về Phú Xuân, các tướng cũ là Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng và Dương Trọng Tế muốn đưa Trịnh Bồng lên ngôi Chúa nhằm khôi phục lại họ Trịnh.
Trịnh Bồng lúc này đang ở Văn Giang (Hưng Yên), vì để duy trì ngôi vị của dòng họ nên đồng ý. Vua Lê Chiêu Thống phong cho ông làm Nguyên Soái, Tổng Quốc Chính Án Đô Vương.
Tuy nhiên khi Nguyễn Hữu Chỉnh đưa quân ra Thăng Long, quân Trịnh không sao chống nổi, Trịnh Bồng phải bỏ trốn, ban đầu đến vùng ven biển, sau đó quyết đi tu, lấy hiệu là Hải Đạt thiền sư.
Kinh thành Thăng Long loạn lạc, nhiều người bỏ đi nơi khác, có người học trò tên là Vũ Kiều từ Kinh thành chạy loạn đến Lạng Sơn và nhận ra Hải Đạt thiền sư trong chùa chính là Trịnh Bồng, liền nói cho các tướng trấn giữ nơi bản địa là Hà Quốc Kỳ và Nguyễn Khắc Trần biết. Họ đến đón Trịnh Bồng tính chuyển khởi sự khôi phục lại họ Trịnh.
Trịnh Bồng phủ nhận thân phận không được, cuối cùng phải nói thật là không muốn ngôi Chúa nữa, từ chối tham gia. Các tướng Hà Quốc Kỳ và Nguyễn Khắc Trần vẫn muốn đưa Trịnh Bồng lên ngôi Chúa nhằm có “danh chính” để nhiều người đi theo, nhưng dân chúng không phục giết cả Quốc Kỳ và Khắc Trần.
Sau này khi Nguyễn Huệ đưa quân ra Thăng Long, Trịnh Bồng trốn sang Ai Lao và sống đến cuối đời ở đây.
“Hoàng Lê nhất thống chí” mô tả Trịnh Bồng là người đôn hậu, thật thà, Triều đình hỗn loạn nên ông không có tâm muốn làm Chúa, khi mất ngôi ông đi tu rồi trốn biệt tích.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…