Xoa bóp 4 “siêu huyệt” giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính

Học cách sử dụng các huyệt vị này có thể giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, nâng cao sức khỏe. Dưới đây là 4 “siêu huyệt” dễ thực hiện nhưng lại rất hiệu nghiệm.

(Ảnh: Nabilah Khalil/ Shutterstock)

1. Huyệt Phong Trì: Giúp giảm bệnh xương cổ

Vị trí huyệt: Huyệt nằm ở chỗ hõm phía sau mang tai, bờ bên ngoài của cơ thang sát đáy sau hộp sọ và bờ bên trong của ức đòn chũn.

Huyệt Phong Trì. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Công dụng chính: Giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, cứng cổ, giúp thư giãn cơ cổ và giảm đau cổ. Đặc biệt vào mùa thu đông, bấm huyệt có thể giúp vận động xương cổ, tránh cảm lạnh.

Phương pháp: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 15 phút.

2. Huyệt Hợp Cốc: Giúp giảm đau

Vị trí huyệt: Khi xòe bàn tay, sờ sẽ thấy vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, huyệt Hợp Cốc nằm ở phần lõm sâu sát với xương nối.

Huyệt Hợp Cốc. (Ảnh: Amatus Sami Tahera/ Shutterstock)

Tác dụng chính: Tất cả các cơn đau gây ra đều có thể được điều trị bằng cách bấm huyệt. Khi bị đau răng, nhức đầu, đau vai gáy, đau bụng kinh, hãy nhớ xoa bóp huyệt Hợp Cốc để cảm nhận hiệu quả giảm đau. Nó cũng tốt cho chứng đau bụng do đầy hơi.

Phương pháp: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 15 phút.

3. Huyệt Quan Nguyên: Bổ thận, bổ khí, tráng dương

Vị trí huyệt: Nằm ở bốn ngón tay dưới rốn, trên trục giữa thân, cách rốn 3 thốn (khoảng 7-8 cm). Chỉ cần đặt 4 ngón tay sao cho ngón đầu tiên chạm vào rốn, thì ngón thứ 4 ở dưới là Quan Nguyên.

Huyệt Quan Nguyên. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Công dụng chính: Đối với nam giới, xoa bóp huyệt Quan Nguyên giúp bổ thận tráng dương, đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, tăng cường sinh lực.

Đối với phụ nữ, xoa bóp huyệt Quan Nguyên có tác dụng chữa các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, bế kinh,… Ngoài ra còn có tác dụng đối với các trường hợp như tiêu chảy, sa sút trí tuệ, tiểu ra máu, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng trầm cảm.

Phương pháp: Lấy huyệt Quan Nguyên làm trung tâm, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, tùy theo nhịp thở, bạn có thể xoa bóp Quan Nguyên không quá 3 phút.

Đặc biệt là trước khi đi ngủ vào buổi tối, xoa bóp huyệt Quan Nguyên có thể thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Huyệt Túc Tam Lý: Chữa bệnh dạ dày

Vị trí huyệt: Lấy lòng bàn tay che đầu gối, giữa hai đầu ngón tay út và ngón đeo nhẫn chính là huyệt Túc Tam Lý, giống như một vết xước nhỏ giữa hai xương.

Huyệt Túc Tam Lý. (Ảnh: Amatus Sami Tahera/ Shutterstock)

Tác dụng chính: Chữa đau dạ dày, nôn mửa, ăn không tiêu, táo bón, viêm ruột, các bệnh về hệ tiêu hóa, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

Phương pháp: Bấm đồng thời huyệt Túc Tam Lý của hai chân bằng ngón trỏ hoặc ngón cái, từ nhẹ đến mạnh, nhấn liên tục.

Trên đây là 4 huyệt vị có lợi cho sức khỏe, có thể day nhấn huyệt khi có thời gian nhưng cần chú ý kỹ thuật, có thể nhờ bác sĩ tư vấn.

Mộc Lan/ Theo Aboluowang

Mộc Lan

Published by
Mộc Lan

Recent Posts

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

2 giờ ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

2 giờ ago

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

2 giờ ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

2 giờ ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

3 giờ ago

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại: Gửi tín hiệu gì tới các nước châu Á?

Thỏa thuận này như một hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia châu Á…

4 giờ ago