Xoa bóp 4 “siêu huyệt” giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính
- Mộc Lan
- •
Học cách sử dụng các huyệt vị này có thể giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, nâng cao sức khỏe. Dưới đây là 4 “siêu huyệt” dễ thực hiện nhưng lại rất hiệu nghiệm.
1. Huyệt Phong Trì: Giúp giảm bệnh xương cổ
Vị trí huyệt: Huyệt nằm ở chỗ hõm phía sau mang tai, bờ bên ngoài của cơ thang sát đáy sau hộp sọ và bờ bên trong của ức đòn chũn.
Công dụng chính: Giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, cứng cổ, giúp thư giãn cơ cổ và giảm đau cổ. Đặc biệt vào mùa thu đông, bấm huyệt có thể giúp vận động xương cổ, tránh cảm lạnh.
Phương pháp: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 15 phút.
2. Huyệt Hợp Cốc: Giúp giảm đau
Vị trí huyệt: Khi xòe bàn tay, sờ sẽ thấy vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, huyệt Hợp Cốc nằm ở phần lõm sâu sát với xương nối.
Tác dụng chính: Tất cả các cơn đau gây ra đều có thể được điều trị bằng cách bấm huyệt. Khi bị đau răng, nhức đầu, đau vai gáy, đau bụng kinh, hãy nhớ xoa bóp huyệt Hợp Cốc để cảm nhận hiệu quả giảm đau. Nó cũng tốt cho chứng đau bụng do đầy hơi.
Phương pháp: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 15 phút.
3. Huyệt Quan Nguyên: Bổ thận, bổ khí, tráng dương
Vị trí huyệt: Nằm ở bốn ngón tay dưới rốn, trên trục giữa thân, cách rốn 3 thốn (khoảng 7-8 cm). Chỉ cần đặt 4 ngón tay sao cho ngón đầu tiên chạm vào rốn, thì ngón thứ 4 ở dưới là Quan Nguyên.
Công dụng chính: Đối với nam giới, xoa bóp huyệt Quan Nguyên giúp bổ thận tráng dương, đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, tăng cường sinh lực.
Đối với phụ nữ, xoa bóp huyệt Quan Nguyên có tác dụng chữa các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, bế kinh,… Ngoài ra còn có tác dụng đối với các trường hợp như tiêu chảy, sa sút trí tuệ, tiểu ra máu, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng trầm cảm.
Phương pháp: Lấy huyệt Quan Nguyên làm trung tâm, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, tùy theo nhịp thở, bạn có thể xoa bóp Quan Nguyên không quá 3 phút.
Đặc biệt là trước khi đi ngủ vào buổi tối, xoa bóp huyệt Quan Nguyên có thể thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
4. Huyệt Túc Tam Lý: Chữa bệnh dạ dày
Vị trí huyệt: Lấy lòng bàn tay che đầu gối, giữa hai đầu ngón tay út và ngón đeo nhẫn chính là huyệt Túc Tam Lý, giống như một vết xước nhỏ giữa hai xương.
Tác dụng chính: Chữa đau dạ dày, nôn mửa, ăn không tiêu, táo bón, viêm ruột, các bệnh về hệ tiêu hóa, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Phương pháp: Bấm đồng thời huyệt Túc Tam Lý của hai chân bằng ngón trỏ hoặc ngón cái, từ nhẹ đến mạnh, nhấn liên tục.
Trên đây là 4 huyệt vị có lợi cho sức khỏe, có thể day nhấn huyệt khi có thời gian nhưng cần chú ý kỹ thuật, có thể nhờ bác sĩ tư vấn.
Mộc Lan/ Theo Aboluowang
Từ khóa bổ thận giảm đau bấm huyệt Bệnh dạ dày