Về làng Tiên Điền nổi danh đường khoa bảng ở Hà Tĩnh

Cách thành phố Vinh 6 km về phía nam là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Làng nổi tiếng lắm người làm quan, sản sinh nhiều quan văn lẫn võ, nhiều công hầu khanh tướng. Vậy nên các cụ ta có câu: “Ló Hoa Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống”.

Tượng Nguyễn Du tại Tiên Điền. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)

Tiên Điền gồm 4 thôn là Báu Kệ, Lương Năng, Văn Trường và Võ Phấn. Xưa kia nơi đây được xem là “giang sơn tụ khí” với “Hồng Lĩnh sơn cao, Song ngư hải khoát, Nhược ngộ minh thời, Nhân tài tú phát” (Nghi Xuân địa chí).

Nổi tiếng là thế nhưng ít ai biết rằng làng này ban đầu có tên là Vô Điền (không ruộng), rồi U Điền (ruộng hoang vu). Sau đó các dòng họ Lê, Đặng, Võ, Hoàng, Nguyễn, Hà… về đây khai phá, dựng thôn, lập làng và từ đó nơi đây được đổi tên thành Tiên Điền.

Hầu hết những người đến Tiên Điền ban đầu không phải vì để lập nghiệp mà là để tránh họa, sau khi yên ổn thì mở trường dạy học, nhiều người đến đây đều là các danh sĩ nên dần dần nơi đây phát đường khoa bảng.

Vào đầu thế kỷ 17, một người họ Nguyễn là Nguyễn Nhiệm ở trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Hà Tây) vào Tiên Điền sinh cơ lập nghiệp, hướng dẫn dân đắp đê ngăn mặn, giúp mảnh đất nơi đây vốn cằn cỗi thành cánh đồng xanh tốt.

Nếu tính Nguyễn Nhiệm là đời tổ thứ nhất của họ Nguyễn ở Tiên Điền, thì đến đời thứ 6 dòng họ này cực thịnh đường công danh khoa bảng với: Tiến sĩ Nguyễn Huệ; Đệ nhị giáp tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng.

Năm 1740, kinh thành Thăng Long có loạn. Anh em Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng chiêu mộ đội quân toàn người làng Tiên Điền giúp vua Lê bảo vệ kinh thành Thăng Long. Sau chiến công này Tiên Điền được vua Lê sắc phong “Xã Trung Nghĩa”. Sắc phong này vẫn còn lưu lại ở đình làng đến tận ngày nay.

Đặc biệt Nguyễn Nghiễm là người tài hoa, làm quan đến chức Đại Tư Đồ (tức Tể tướng). Nguyễn Nghiễm có con là Nguyễn Khản và Nguyễn Du đều là những bậc văn chương kỳ tài lúc đó. Nguyễn Khản làm quan đến Nhập thị Bồi tụng, còn Nguyễn Du là tác giả nổi tiếng đến tận ngày nay.

Dòng họ Nguyễn làng Tiên Điền nhiều người đỗ đạt cao, trong đó có đến 6 người đỗ đại khoa, trở thành dòng họ nổi tiếng khắp nước về đường khoa bảng. Dòng họ này đời nào cũng có người làm quan, trong suốt nhiều triều đại phong kiến. Đến nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca:

Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan.

Ngàn Hống trong câu thơ trên là tên nôm của núi Hồng Lĩnh, sông Rum là sông Lam, chính là các địa danh quanh vùng.

Ngoài họ Nguyễn thì họ Đặng, Hà, Trần, Lê nơi đây cũng có người làm quan lớn trong triều, nổi tiếng về các bậc danh y, danh sư.

Vào cuối thế kỷ 19, khi vua Hàm Nghi kêu gọi người dân trợ giúp đất nước, người dân Tiên Điền hưởng ứng theo cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng đánh Pháp dọc theo dòng sông Lam.

Ngày nay ở Tiên Điền có nhiều đền thờ những người đã làm rạng danh cho làng mình như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, khu di tích Nguyễn Du, v.v..

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

9 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago