Ngày càng có nhiều phiên bản lan truyền về Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình từ chức, và các phương thức thúc đẩy cũng ngày càng đa dạng. Trong bối cảnh lịch sử đen tối của Đảng này, chưa từng có tiền lệ cấp cao để tham chiếu, các vấn đề như phương thức chuyển tiếp để giải thể ĐCSTQ, hay người kế nhiệm Tập Cận Bình, và một loạt các vấn đề khác là “những người khác nhau có ý kiến ​​khác nhau”. Tuy nhiên, đối với nhóm “quét sạch Tập” – lực lượng xử lý trực tiếp vấn đề Tập Cận Bình – thì các yếu tố như quan niệm, điểm xuất phát, chiến lược, và việc vượt qua các cạm bẫy mới chính là nút thắt.

tap can binh 4
Người kế nhiệm Tập Cận Bình sau khi ông hạ đài là một vấn đề (Nguồn ảnh: Chụp màn hình từ)

Bài đăng của Tướng Flynn về việc đang diễn ra chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc đã được đăng hôm trước. Mặc dù khó suy đoán nguồn tin của Tướng Flynn, nhưng với sự nhạy bén chính trị của một cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ, điều đó có thể không phải là suy đoán chủ quan. Điều này liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ và những vấn đề hệ trọng khác.

Trong bài viết trên mạng xã hội X, Tướng Flynn đăng hình ảnh ông Đinh Tiết Tường cùng hình minh họa ông Trương Hựu Hiệp với khẩu súng phía sau, ít nhất theo nhận định cá nhân của ông Flynn, ông Đinh Tiết Tường là ứng viên có khả năng nhất thay thế chức vụ tổng bí thư ĐCSTQ.

p3666312a812126102
Bài đăng của cựu quan chức Mỹ Flynn đã gây xôn xao dư luận. (Nguồn ảnh: Chụp màn hình)

Trên thực tế, trong các phiên bản về người thay thế ông Tập Cận Bình, thì ông Đinh Tiết Tường là người đầu tiên nổi lên, đã trải qua một quá trình “phủ định của phủ định”. Trong thời gian đó từng xuất hiện những tên tuổi như ông Uông Dương và sau này là ông Hồ Xuân Hoa, nhưng không rõ họ là do các “nguyên lão” đề cử, hay là nguyện vọng từ dân chúng.

Xét theo quy định của ĐCSTQ, ông Đinh Tiết Tường là người đủ tư cách nhất để kế nhiệm — hiện là quan chức cấp chính quốc, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đáp ứng các quy định trong “điều lệ Đảng” của ĐCSTQ. Đồng thời, lợi thế tuổi tác duy nhất của ông Đinh Tiết Tường cũng là điều mà các ủy viên thường vụ khác không thể sánh bằng.

Nếu nhóm “quét Tập” trong hàng ngũ nguyên lão nghiêm túc tuân thủ quy định của ĐCSTQ, thì khả năng lớn sẽ ưu tiên ông Đinh Tiết Tường, vì “quét Tập” chứ không phải “lật đổ Tập”, và đó là cả một công trình lớn. Trong bối cảnh ông Tập chưa thể bị dẹp bỏ hoàn toàn, ông Đinh Tiết Tường với vai trò tổng bí thư chuyển tiếp là trường hợp có thể tham khảo.

Lịch sử luôn được sắp đặt, không có chi tiết nào là ngẫu nhiên. Giống như cái chết của Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong đột ngột tiếp nhận chức vụ — bề ngoài có vẻ theo kế hoạch, nhưng thực chất là biện pháp tình thế. Diễn biến sau đó cũng được thực hiện theo kịch bản: Sứ mệnh lịch sử của ông Hoa Quốc Phong là tiếp tục con đường đấu tranh giai cấp của Mao, và cuối cùng bị hạ bệ bởi chính “hai điều phàm là” (chính sách của Mao: Một là, Mao và đảng nói là đúng. Hai là, cán bộ của đảng phải có tỳ vết), từ đó mới bắt đầu tiến trình đánh giá lại Mao theo tỷ lệ “3 sai – 7 đúng”.

p3666314a51525414
Thành viên của nhóm nguyên lão “quét Tập” được lan truyền trên mạng gồm: Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Thụy Hoàn, Tăng Khánh Hồng. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình)

Nhóm 4 nguyên lão “quét Tập” gồm: Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Thụy Hoàn, cộng thêm Tăng Khánh Hồng. Đây đều là những người nổi bật trên nền tảng lý luận chủ nghĩa cộng sản, hoặc có thể nói là vai trò lịch sử được sắp đặt, có thể mang danh “chính trị gia” trong hệ quy chiếu duy vật biện chứng tiến hóa. Vì vậy, họ cũng chỉ có thể hoàn thành những bước đi đã được định sẵn trong khuôn khổ của thể chế.

Nếu là một chính trị gia thực sự, việc xử lý vấn đề sau khi ông Tập Cận Bình từ chức sẽ không phải là điều quá khó khăn.

Dân gian có câu: “Tập Cận Bình đến với sứ mệnh tiêu diệt ĐCSTQ”, hầu như mọi tiên tri, dự đoán của các bậc hiền triết, hoặc luận đoán tử vi đều khẳng định “Giang – Hồ – Tập – Vũ (vô)”. Tập Cận Bình chỉ là đang dùng cách riêng của ông để từ từ tháo dỡ ĐCSTQ, hay nói cách khác là “tiêu diệt ĐCSTQ theo đường vòng” — một “máy tăng tốc” cho sự sụp đổ. Do đó, lời kêu gọi Tập từ chức gắn chặt và không thể tách rời với khẩu hiệu giải thể ĐCSTQ.

Sự tương tác giữa các nguyên lão và ông Trương Hựu Hiệp thực chất là để cứu ĐCSTQ trong cơn nguy kịch, lấy cớ là đấu tranh trong nội bộ đảng, xem như một ván cờ sinh tử liên quan đến sự tồn vong của ĐCSTQ.

Nhưng điều khó có thể đảo ngược vẫn là điều chúng ta đã nhiều lần nhắc đến, đó là ông Tập Cận Bình thông qua hình thức sùng bái cá nhân, đã nắm chặt 9 gen tà ác của ĐCSTQ (gồm tà ác, lừa dối, kích động, đấu tranh, cướp bóc, côn đồ, gián điệp, phá hoại và kiểm soát), và biến bản thân mình “hóa thân” thành ĐCSTQ, tạo nên một biểu tượng sùng bái duy nhất trong một sân khấu thần tượng. Tư tưởng Tập và khẩu hiệu 2442 (2 xác lập, 4 ý thức, 4 tự tin, 2 bảo vệ), vượt xa bất kỳ quy tắc hay tín điều nào của ĐCSTQ, đồng thời là giới luật không thể lay chuyển của ĐCSTQ trước khi diệt vong.

Vì vậy, việc đưa lên một lãnh đạo Đảng mới, giống như tình huống khi ông Hoa Quốc Phong được bổ nhiệm làm lãnh đạo, nhưng buộc phải tuân thủ giáo điều “hai điều phàm là” (của Mao).

Nói ngắn gọn, nếu ông Đinh Tiết Tường – người của phe Tập – kế nhiệm ông Tập, thì có thể duy trì “cục diện” “bầu không khí” hiện tại của Trung Quốc Đại Lục không thay đổi. Hình bóng của ông Tập vẫn tồn tại trong truyền thông chính thức, dù đã rời chức, giống như tình huống năm xưa của Mao Trạch Đông.

Tiếp theo, ông Đinh Tiết Tường vẫn sẽ tuần tự tiến hành trong khuôn khổ của ĐCSTQ, thậm chí dựa trên những thành tựu nghiên cứu mới nhất của Tư tưởng Tập Cận Bình để thay đổi hoặc cập nhật một số chiến lược, lặng lẽ thực hiện những “chính sách mới” chỉ thay đổi hình thức mà không đổi bản chất trong phạm vi quan hệ với Mỹ, chính sách kinh tế, và những gì thể chế cho phép. Nhưng vì đã xuất hiện Ủy ban Cố vấn Trung ương, nên việc ông Đinh Tiết Tường trở thành một con rối dễ bị thao túng là phù hợp với “viễn cảnh mong muốn” của ông Tập Cận Bình để chấp nhận việc từ chức.

Con đường này có thể nói là con đường trung gian để bảo vệ Đảng. Trong quá trình “quan sát kết quả sau này”, liệu thí nghiệm Đinh Tiết Tường có thể giúp ĐCSTQ vượt qua khủng hoảng hay không, phải đợi đến Đại hội 21, rồi mới đưa ra một con rối khác.

Điều này phụ thuộc vào việc ông Đinh Tiết Tường có thể tạo nên thành tựu lớn sau khi ông Tập Cận Bình rời ghế, và ông Đinh tiếp nhận vị trí tổng bí thư hay không, liệu ông Đinh có thể đảo ngược “xu thế diệt vong” hay không. Lấy các phương án mà chúng ta đã đề cập trước đó làm bản thiết kế, mạnh dạn thực hiện cải cách chính trị, triệt để thay đổi khái niệm tư tưởng thời đại mới của ông Tập Cận Bình vốn được coi là kim chỉ nam của ĐCSTQ, từ đó kéo dài tuổi thọ của Đảng.

Nhưng nói rộng ra, ông Tập Cận Bình đã hoàn thành bước đầu tiên trong việc giải thể ĐCSTQ. Người kế nhiệm chỉ có thể làm theo “ý trời”:  Bàn tay của người được định sẵn để mang sứ mệnh “trời diệt Trung Cộng”. Và ông Đinh Tiết Tường rất có thể sẽ là “ứng cử viên” cho vai trò này.

Đây là suy luận rằng ông Đinh Tiết Tường có thể là “tổng bí thư lâm thời”. Còn ông Hồ Xuân Hoa tuy cũng có đủ tiêu chuẩn cơ bản, nhưng còn vướng về thủ tục thăng cấp chính quốc. Việc ông Hồ được đề cử phần nhiều do “chủ soái” của nhóm “quét Tập” là ông Hồ Cẩm Đào, và người thân tín còn lại của ông Hồ Cẩm Đào chỉ có ông Hồ Xuân Hoa. Trường hợp ông Uông Dương cũng tương tự, nên không nhắc lại. 

Từ góc nhìn tổ chức chặt chẽ của ĐCSTQ, việc ông Hồ Xuân Hoa đột ngột lên làm tổng bí thư là điều quá bất ngờ, có thể gây bất ổn lớn hơn, chi phí duy trì ổn định sẽ tăng vọt. Một trong những chiến lược ứng biến là tăng số lượng Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, dưới tiền đề khôi phục cái gọi là “tập trung dân chủ”, phân tán quyền lực của tổng bí thư, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho tổng bí thư, khiến vấn đề chịu trách nhiệm trở nên nhẹ nhàng hơn.

Đó có thể là nguồn gốc của tin đồn thiết lập 9 Ủy viên Thường vụ, để “cửu long trị thủy”.

Tuy nhiên, dù là thượng sách, trung sách hay hạ sách, tất cả đều cực kỳ khó vận hành: Vì không có “cẩm nang” nào viết sẵn cho việc xử lý hậu quả của một cuộc đảo chính ngầm tại Trung Nam Hải, càng không thể được AI (trí tuệ nhân tạo) thiết kế và tạo ra bản trình chiếu (power point) được.

Trong tất cả các bài phát biểu được lan truyền của các nguyên lão, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, và thậm chí cả ông Hồ Xuân Hoa, đều chỉ ra vấn đề rằng ông Tập Cận Bình đã vi phạm hoặc làm rối loạn ĐCSTQ, nói cách khác, không thoát khỏi vấn đề ĐCSTQ đã “hại” ông Tập Cận Bình.

“Không nhận ra chân diện mục của Lư Sơn” (*) là sự thật, việc yêu cầu các quan chức ĐCSTQ nhận rõ bản chất của Đảng gần như là một bài toán khó như “giả thuyết Hodge” đối với một học sinh tiểu học cách đây 26 năm. Nhưng vào cuối năm 2024, làn sóng “tam thoái” (rút khỏi Đảng, Đoàn, Đội) đã đạt con số 448.543.241 người, trong đó không thiếu các trường hợp quan chức cấp cao ĐCSTQ ẩn danh rút khỏi Đảng. ĐCSTQ chắc chắn sẽ bị vũ trụ tiêu diệt, đây là kết quả tất yếu “không phụ thuộc vào ý chí con người”.

Tất nhiên, không thể xác định liệu những nguyên lão muốn “quét Tập để cứu Đảng” có còn là “chủ lực” hay không.

Việc bảo vệ Đảng, tự bản thân nó, là một “ảo tưởng” quá phận và đi ngược lại các giá trị phổ quát. Cấu trúc hỗ trợ của ảo tưởng này chính là chủ nghĩa tiến hóa và chủ nghĩa duy vật mà ĐCSTQ tuân theo. Nhưng điều trớ trêu là thứ không thể bảo vệ ĐCSTQ lại chính là phương pháp duy vật biện chứng mà họ kỳ vọng sẽ giải quyết mọi vấn đề.

Trong quá trình duy trì chính quyền, phép biện chứng là công cụ chủ chốt của ĐCSTQ, đồng thời là vũ khí thiết yếu cho bạo lực và dối trá. Nó làm người Trung Quốc chấp nhận lối tư duy nghịch lý, từ ngụy biện đến việc áp dụng logic cường quyền.

Phép biện chứng hoàn toàn trái ngược quy luật vũ trụ, phỉ báng luật “nhân quả báo ứng”, là công cụ phủ nhận thiện – ác đều có báo ứng. Nó làm tan rã đạo đức xã hội, khiến thiện – ác, thật – giả bị đảo lộn, khiến những thứ xấu xa, bại hoại được lên ngôi, và ngay cả các giá trị sơ đẳng về hòa bình, lý tính cũng không còn chỗ đứng.

Dưới sự hướng dẫn của phương pháp biện chứng, một khi mâu thuẫn xã hội xuất hiện, trước tiên nó được giải quyết bằng triết lý đấu tranh theo kiểu tranh giành, trong con đường sinh tồn của kẻ mạnh nuốt kẻ yếu, bị bóp méo, sau đó thông qua cách nhìn nhận vấn đề theo biện chứng để đạt được cái gọi là “thống nhất”, nhưng kết quả lại là một hậu quả tai hại.

Đường lối tổ chức của ĐCSTQ mà chúng ta đã đề cập trong các phần trước, cũng như chế độ tập trung dân chủ, đều có nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã làm sai lệch logic sinh tồn của nhân loại. Khẩu hiệu “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” từng được dùng để lật đổ Hoa Quốc Phong, sự phi lý của nó chỉ có thể nói là đến đỉnh điểm.

“Đức” mới là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý, tích đức hay thất đức là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống tốt hay xấu. Những câu danh ngôn về đạo đức truyền thống đã sớm tiết lộ chân lý này: “Đức không xứng với vị trí, ắt sẽ gặp tai ương”, “Nước không có đức thì không thể hưng thịnh, người không có đức thì không thể đứng vững”, “Người có đức thì hưng vượng, kẻ vô đức thì diệt vong”.

 ĐCSTQ là một đảng độc tài chỉ có linh hồn Marx – Lenin, nhưng không có “đức”.

Văn hóa đảng của ĐCSTQ đã biến chất hoàn toàn trong việc giải thích chữ “đức”, cũng là một lý do khiến họ không trọng logic, chỉ dùng phép biện chứng.

Một cách nghiêm túc, logic hình thức chịu ảnh hưởng bởi khoa học thực chứng, có thể xác định tương đối thiện – ác bằng lập luận hoàn chỉnh. Nhưng duy vật biện chứng lại làm mờ ranh giới “đúng – sai”, khiến người ta tin vào ngụy biện kiểu “không có tòa nhà thì không có gạch ngói”, biến nó thành gánh nặng tư duy của mỗi người trong chế độ đảng – quốc, và dùng quan niệm để giải quyết mọi vấn đề.

Cuối cùng, tư tưởng của những kẻ thống trị đã đầu độc hết thế hệ này đến thế hệ khác, nói quá lên một chút, nó đã khiến toàn bộ dân tộc Trung Hoa thoái hóa thành một dân tộc thấp kém.

Vì vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng, với vai trò là một công cụ chính trị được sử dụng trong hệ tư tưởng của ĐCSTQ, cũng đồng thời được các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tôn sùng như kim chỉ nam. Nó trở thành “nguyên liệu” chính trong văn hóa đảng để phân tích và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bản thân phép biện chứng lại là một cái bẫy.

Do đó, phải nói rằng đối với phe “quét Tập”, để có thể giải quyết vấn đề và bàn chuyện chính trị một cách hiệu quả, trước tiên họ cần tái thiết lập tư tưởng chỉ đạo, loại bỏ phép biện chứng, điều chỉnh “tam quan” (quan niệm về thế giới, giá trị và nhân sinh), và công nhận các giá trị phổ quát. Khi đó, các phương án có thể được chấp nhận sẽ nhiều hơn. Phá vỡ lối tư duy cũ kỹ và xóa bỏ những quan niệm cố hữu vốn là một việc gian khổ. Nhưng nếu hiểu rõ mục đích sống và tin vào luân hồi quả báo, e rằng họ mới không biến mình thành “tội nhân lịch sử” trong quá trình quét sạch những kẻ tội đồ lịch sử, không cản trở quy luật phát triển của vũ trụ, nếu không, hậu quả là một dấu hỏi lớn vĩnh viễn cho sự tồn tại của chính sinh mệnh họ.

Tóm lại, bất kỳ ai tiếp quản vị trí của Tập Cận Bình đều khó thoát khỏi cái “bẫy” này.

Kim Đào Phách Ám
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)

Ghi chú:

(*) “Không nhận ra chân diện mục của Lư Sơn”: Không có khả năng nhìn thấy toàn bộ hoặc hình ảnh thực sự của sự vật, hay nói cách khác là chỉ nhìn thấy một phần của sự vật chứ không nhìn thấy bản chất của sự vật.