Giới thiệu
Với những người trí thức, nguồn cội của đất Việt không chỉ nằm ở tình yêu quê hương, mà còn nằm trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam với những giá trị đạo đức và tín ngưỡng sâu sắc, những giá trị đang dần bị mai một đi giữa cuộc sống hiện đại ngày càng khắc nghiệt. Và sứ mệnh của người trí thức Việt không phải chỉ nằm ở việc làm phong phú thêm hiểu biết của nhân loại, mà còn ở việc gìn giữ và nêu cao những giá trị tinh thần đang bị quên lãng ấy.
Với tôn chỉ “Kết nối tri thức nhân loại”, Trí Thức VN luôn hướng đến việc cung cấp thông tin chân thật, khách quan, những câu chuyện có ý nghĩa, hữu ích cho cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết của mọi người. Những câu chuyện của chúng tôi khơi dậy lòng nhân nghĩa và thiện tâm, giúp mọi người biết quý trọng quyền lợi chân chính của người khác. Chúng tôi không đưa tin từ góc độ giật gân kích động, mà thay vào đó là từ những khía cạnh có ý nghĩa quan trọng và bền vững. Chúng tôi nhìn nhận từ sự đánh giá một cách xuyên suốt về lịch sử và tương lai của nhân loại.
Nói về người trí thức, người xưa quan niệm rằng, “trí, nhân, dũng”, chỉ cần một trong ba đức đó là đã làm nên việc lớn. Trong ba đức ấy, “trí” chính là để chỉ tài năng. Tài năng đó, có thể là thiên tài sinh ra đã biết, có thể là nhờ học mà biết, cũng có thể là khi rơi vào cảnh khốn khó tìm cách vượt qua mà biết. Nhưng điều đáng nói hơn là, đi kèm với “trí” chính là “tuệ”. Trong cổ Hán tự, chữ “tuệ” (慧) gồm chữ tâm (心), và chữ chổi (彗), thể hiện ý nghĩa quét dọn bụi bẩn, nghĩa là tâm trong sạch thì trí sẽ minh mẫn. Một khi tâm niệm không trong sạch thì trí tuệ sẽ gặp trở ngại. Đó là điều mà người trí thức cần phải lưu ý.
Sách Luận ngữ cũng bàn về người trí thức rằng: “Hành kỉ hữu sỉ, sứ vu tứ phương, bất nhục quân mệnh”. Câu này có nghĩa là một người trí thức phải biết chú ý tới hành vi của bản thân, có ý thức trách nhiệm, biết hổ thẹn khi làm điều sai trái và luôn lo sợ nhân cách, phẩm chất của bản thân mình bị vấy bẩn. Khi người trí thức gánh vác trọng trách thì luôn có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia, cho dù có đi đến địa phương nào thì đều có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình gánh vác một cách tốt nhất. Người như thế sẽ không bao giờ làm ra những việc khiến quốc gia phải hổ thẹn và nhân cách của mình bị hạ thấp. Vậy mới chính là một người trí thức.
Thiển bàn về chữ “Trí” từ quan niệm của người xưa cũng là để nói rằng, chúng tôi, những người làm báo Trí Thức VN, khao khát được cùng độc giả nhìn lại các thăng trầm tại Việt Nam nói riêng, cũng như trên toàn thế giới nói chung, dưới góc độ của một người trí thức. Những thăng trầm đó không đơn thuần chỉ là các sự kiện xảy ra và người ta nói nhiều về nó, mà chúng thật sự là những bài học nhân sinh, những giá trị đạo đức mà có lẽ tận thẳm sâu trong tâm hồn của con người Việt Nam vẫn đang hiện hữu.
Ban biên tập Trí Thức VN,
TTV Media
Email TTV: [email protected] – [email protected]
Các ngôn ngữ khác thuộc Vision Times Group: