Gần 1.000 công ty Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực robot, chuyên gia: chiêu trò trục lợi vốn
- Dương Húc
- •
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp robot đã trở thành một lĩnh vực nóng trên thị trường vốn Trung Quốc. Hiện tại, thị trường Cổ phiếu loại A (A-share) có 947 công ty thuộc nhóm khái niệm robot, nhưng quy mô thị trường robot hình người tại Trung Quốc năm 2024 chỉ đạt 27,6 tỷ nhân dân tệ. Các chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng ngành robot hình người đang đối mặt với 2 thách thức lớn về kỹ thuật và thương mại hóa. Hiện tại, thị trường A-share chưa có công ty robot nào chuyên về robot hình người, khiến ngành này rơi vào trạng thái “thịnh vượng giả tạo”, với các hoạt động kiếm lợi từ vốn ngầm diễn ra sôi nổi.
Phân tích: Cuối cùng có thể chỉ còn lại 10-20 công ty robot
Theo dữ liệu từ Tonghuashun, tính đến cuối ngày thứ Tư (2/7), thị trường A-share có 947 công ty liên quan đến khái niệm robot, tương đương cứ 6 công ty A-share thì có 1 công ty liên quan đến lĩnh vực robot. Trong đó, có 252 công ty thuộc khái niệm robot hình người.
Số lượng gần 1.000 công ty liên quan đến robot này khiến nhiều người lo ngại liệu chúng có chung số phận với các công ty xe điện hay không.
Tại Hội nghị thường niên Meridian Capital Management 2025 vào ngày 28/6, ông Vương Tiềm (Wang Qian), nhà sáng lập kiêm CEO của Yinsu Robotics, chia sẻ với NetEase Technology rằng lấy ví dụ từ lịch sử phát triển của ngành điện thoại và ô tô, hiện thị trường điện thoại chỉ còn 6-7 nhà sản xuất chính, trong khi thị trường ô tô còn vài chục nhà sản xuất. Ngành robot có lẽ sẽ nằm giữa hai con số này, với thị trường toàn cầu cuối cùng sẽ thu hẹp chỉ còn 10-20 nhà sản xuất chính.
Từ năm 2014 đến 2019, thị trường Trung Quốc từng có hơn 60 công ty khởi nghiệp xe điện, nhưng hiện chỉ còn 6 công ty vận hành ổn định: Li Auto, Xpeng, Leapmotor, Xiaomi, NIO và Jishi.
Ngành robot hình người bị phanh phui rơi vào “thịnh vượng giả tạo”
Bài viết gần đây từ nền tảng thương mại điện tử ô tô “Gasgoo” cho biết, năm 2024 nhiều công ty công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt để thu hút vốn. Ví dụ, Zhiyuan Robotics tuyên bố sẽ “sản xuất 1.000 đơn vị vào năm 2025”, nhưng sản phẩm của họ chưa qua kiểm tra độ tin cậy từ các nhà cung cấp. Robot Digit của Agility Robotics dù đã xây dựng nhà máy mở rộng sản xuất, nhưng lại gặp vấn đề thiếu hụt linh kiện cốt lõi, dẫn đến trì hoãn giao hàng. Ông Trương Dục (Zhang Yu), đối tác sáng lập của Tsingzhi Capital, cảnh báo: “Sản xuất hàng loạt chỉ là trò chơi số liệu. Năng lực sản xuất thiếu kiểm chứng thực tế sẽ trở thành ‘thuốc độc tồn kho’”.
Tình trạng “thịnh vượng giả tạo” này vẫn tiếp diễn vào năm 2025. Các công ty như Qianxun Spatial Intelligence, Noetix Robotics và Zhiyuan Robotics liên tục nhận được các vòng gọi vốn mới, tạo nên làn sóng gọi vốn sôi nổi trong lĩnh vực robot hình người. Ngày 28/3, ông Chu Tiêu Hổ (Zhu Xiaohu), đối tác quản lý của GSR Ventures, cảnh báo về ngành robot hình người: “Ai sẽ chi hàng trăm nghìn tệ để mua robot làm việc?” Ông công khai tuyên bố “rút lui hàng loạt khỏi cuộc đua robot hình người”.
Dữ liệu cho thấy năm 2024, quy mô thị trường robot hình người tại Trung Quốc chỉ đạt 27,6 tỷ nhân dân tệ, nhưng tổng số vốn tài trợ lên đến 50 tỷ nhân dân tệ, cho thấy bong bóng định giá vượt xa nhu cầu thực tế.
Tuy nhiên, bà Trương Dĩnh (Zhang Ying) từ Matrix Partners cho rằng lĩnh vực robot là một “đường đua lớn, trăm hoa đua nở, việc xuất hiện chút bong bóng trong quá trình này là hoàn toàn bình thường”.
Chuyên gia vạch trần chiêu trò kiếm lợi từ vốn
Giữa lúc bong bóng ngành nổi lên, các hoạt động kiếm lợi từ vốn cũng âm thầm gia tăng.
Ông Dư Phong Tuệ (Yu Fenghui), nhà nghiên cứu cấp cao tại Pangoal Institution, cho biết một số công ty tuyên bố đầu tư mạnh vào các dự án nghiên cứu robot, nhưng thực tế không phân bổ nguồn lực tương ứng. Một số doanh nghiệp khác phát hành các tuyên bố hợp tác mơ hồ, tuyên bố có quan hệ chiến lược với các công ty robot nổi tiếng để đẩy kỳ vọng thị trường và giá cổ phiếu lên cao.
Một chuyên gia đầu tư ngân hàng kỳ cựu tại miền Nam Trung Quốc cho biết, phần lớn các công ty robot hình người vẫn đang trong giai đoạn bố trí, chưa tạo ra tăng trưởng lợi nhuận đáng kể, và giai đoạn phát triển kinh doanh không tương xứng với định giá thực tế. Ngay cả khi có hợp tác hoặc đầu tư với các công ty robot nổi tiếng, thực tế thường không có nhiều giao dịch kinh doanh, đặc biệt khi các công ty robot này chưa niêm yết. “Việc tăng giá cổ phiếu của một số công ty rõ ràng là không hợp lý, chủ yếu là do đầu cơ phi lý tính”, ông nói.
Ông Hoắc Hồng Ngật (Huo Hongyi), một cố vấn kinh doanh và chuyên gia chiến lược nổi tiếng, tiết lộ một “chiêu thức” phổ biến trong ngành: “Trong trường hợp đạt được cái gọi là ‘hợp tác chiến lược’ với các công ty robot nổi tiếng, trước khi ký hợp đồng, một số quỹ nhất định sẽ giao dịch cổ phiếu liên tục để đẩy giá. Sau khi hợp đồng được ký và thông tin công bố, giá cổ phiếu tăng mạnh trong ngắn hạn, rồi nhanh chóng bán tháo.”
Robot hình người đối mặt với thách thức kép về kỹ thuật và thương mại hóa
Robot hình người đang gặp phải nút thắt ở cả kỹ thuật và thương mại hóa. Bài viết của “Gasgoo” chỉ ra rằng các thách thức kỹ thuật của robot hình người vượt xa sức tưởng tượng của công chúng. Lấy ví dụ về đi bộ bằng hai chân, vấn đề này liên quan đến kiểm soát động lực học, thuật toán cân bằng thời gian thực và phân bổ lực mô-men xoắn khớp nối – những vấn đề cực kỳ phức tạp. Nhóm phát triển Atlas của Boston Dynamics tiết lộ rằng chỉ riêng việc đạt được khả năng đi bộ ổn định đã mất 10 năm, trong khi các chức năng như nhảy hoặc lộn nhào đòi hỏi hàng ngàn phép tính mỗi giây.
Thách thức lớn hơn nằm ở khả năng nhận thức. Ông Giang Lỗi (Jiang Lei) từ Trung tâm Đổi mới Robot hình người Trung Quốc chỉ ra rằng robot hiện nay thiếu khả năng “suy luận thông thường”. Ông Vương Hạc (Wang He), nhà sáng lập Galbot, thẳng thắn chia sẻ: “Để robot hiểu được một lệnh đơn giản như ‘lấy đồ uống từ tầng thứ hai của tủ lạnh’, cần kết hợp nhận diện hình ảnh, trí nhớ không gian và lập kế hoạch nhiệm vụ, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp hoàn thiện.”
Con đường thương mại hóa của robot hình người cũng chưa rõ ràng. Trong bối cảnh gia đình, chúng đối mặt với các tranh cãi về đạo đức và an toàn. Trong lĩnh vực giáo dục, tính thực tiễn của robot hình người cũng bị nghi ngờ.
Vấn đề chi phí càng làm trầm trọng thêm khó khăn. Chi phí vật liệu (BOM) của Optimus từ Tesla khoảng 100.000 USD, trong khi các công ty Trung Quốc cố gắng giảm giá bằng cách cắt giảm số lượng cảm biến, dẫn đến giảm chức năng. Ông Trương Dục từ Tsingzhi Capital nhấn mạnh: “Robot giá 30.000 tệ chỉ có thể biểu diễn thể thao, không thể thực sự làm việc.”
Thế giới chưa có robot hình người thực sự
Theo Securities Times, ngành robot hình người vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu “từ 0 đến 1”, còn cách xa việc triển khai công nghiệp thực sự. Vì vậy, hiện tại thị trường A-share không có công ty nào chuyên sâu về nghiên cứu và sản xuất robot hình người.
Tại Hội nghị Công nghệ GPU toàn cầu do NVIDIA tổ chức gần đây, ông Pieter Abbeel, giáo sư khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính tại Đại học California, Berkeley, tuyên bố rằng hiện nay trên thế giới chưa có robot hình người thực sự.
Báo cáo chỉ ra rằng các cổ phiếu khái niệm robot thường gia nhập lĩnh vực này qua 3 con đường:
Từ khóa robot Robot Trung Quốc
