Cùng với tình hình chính trị Trung Quốc và môi trường kinh tế ngày càng xấu đi, cũng như sự vây chặn của phương Tây đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những năm gần đây, một số lượng lớn người giàu Trung Quốc đã di cư sang các nước khác, tạo thành “nhóm” tháo chạy vốn. An toàn tài sản trở thành lực hấp dẫn quan trọng của hải ngoại, trong khi Hồng Kông cũng không còn là nơi lựa chọn của giới nhà giàu nữa.

nguoi giau trung quoc di cu
Thuận theo tình hình chính trị Trung Quốc và môi trường kinh tế không ngừng xấu đi, ngày càng nhiều người giàu có “chuồn” ra hải ngoại, mang theo lượng lớn tài sản. Theo ước tính, năm 2023, số người nhập cư giàu có là triệu phú Đô la người Trung Quốc cao tới hơn 13.000 người. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Gần đây, tin tức ông Thẩm Nam Bằng (Neil Shen), người sáng lập Công ty đầu tư mạo hiểm HongShan Trung Quốc (Sequoia China), nhận được quyền cư trú vĩnh viễn ở Singapore trở thành chủ đề nóng trên mạng. Theo tiết lộ của người nắm được nội tình, ông Thẩm đã nhận được giấy phép cư trú trước khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Thẩm Nam Bằng, 56 tuổi, nổi tiếng nhờ đầu tư sớm và chính xác vào Alibaba của ông Mã Vân (Jack Ma) và ByteDance của ông Trương Nhất Minh (Công ty mẹ của Tiktok). Ông cũng từng là nhà đầu tư của hàng trăm công ty công nghệ kỹ thuật số như Sina.com, JD.com, Qihoo 360, Meituan.com, Pinduoduo và Toutiao, hầu như đều tham gia đầu tư vào tất cả những lĩnh vực trọng yếu là trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu, Blockchain và Internet vạn vật.

Embed from Getty Images

Ông Thẩm Nam Bằng (Neil Shen), người sáng lập Công ty đầu tư mạo hiểm HongShan Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Năm ngoái, Sequoia bị cho là có hành vi gián tiếp ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Washington thông qua việc quyên góp tiền cho các trường Đại học ở Mỹ. Do đó tháng 6 năm ngoái, Sequoia Trung Quốc đã được Sequoia Capital có trụ sở tại Hòa Kỳ tách ra, sau khi đổi tên thành HongShan đã thành lập văn phòng tại Singapore. Tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư trên phạm vi toàn cầu để mang lại lợi ích cho các Công ty Trung Quốc mà họ đã đầu tư.

Tháng 2 năm nay, HongShan Trung Quốc và các Công ty họ góp phần đầu tư là Dark Side of the Moon và ByteDance đã bị nêu tên và chỉ trích trong một báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ vì đã hỗ trợ và ủng hộ các hành động quân sự của Chính quyền ĐCSTQ và đàn áp dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Theo thông tin của những người trong cuộc, từ khi dịch bệnh bùng phát tới nay, HongShan Trung Quốc đã khiến một số tổ hợp Công ty đầu tư ở Trung Quốc thành lập Công ty tại Singapore. Sau khi ông Thẩm Nam Bằng nhập cư thành công vào Singapore, thì mọi chuyện trở lên dễ dàng hơn với những người đi theo ông.

Người giàu Trung Quốc tăng tốc di cư ra hải ngoại và một lượng lớn tài sản được chuyển ra nước ngoài. Lãnh đạo ĐCSTQ lấy danh nghĩa “Sự thịnh vượng chung” để đàn áp các doanh nghiệp tư nhân và công ty công nghệ, áp đặt giám sát an ninh Quốc gia một cách tùy tiện, làm xấu đi quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng của Phương Tây, cho đến việc thực hiện các biện pháp phong tỏa dịch bệnh hà khắc khiến nền kinh tế tiếp tục suy yếu, nên mấy năm lại đây số lượng tỷ phú và các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao di cư ra nước ngoài ngày càng nhiều.

Trong 10 năm vừa qua, Trung Quốc đứng đầu thế giới về lượng tiền ròng chuyển ra ngoài của các cá nhân có giá trị tài sản ròng hàng triệu Đô la (HNWI). Úc, Hoa kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Singapore là những lựa chọn hàng đầu. Giới nhà giàu Trung Quốc đã tạo ra cơn sốt mua nhà ở nước ngoài, một lượng lớn tài sản theo đó mà được chuyển ra hải ngoại.

Theo thống kê trước đây của Công ty tư vấn định cư đầu tư Vương quốc Anh Henley & Partner, năm 2022 đã có hơn 10.800 triệu phú giàu có lựa chọn rời khỏi Trung Quốc, bình quân mỗi người giàu di cư ra hải ngoại đều đồng thời mang theo khối tài sản khoảng 6,6 triệu USD. Cũng có nghĩa là, năm 2022, giới nhà giàu Trung Quốc đã chuyển ra khỏi Trung Quốc khối tài sản trị giá 71,2 tỷ USD.

Nhưng vào năm 2023, theo ước tính số lượng di dân là triệu phú đô la người Trung quốc đạt tới 13.500 người, tăng 25% so với năm 2022. Dự kiến đến năm 2025, số lượng di dân nhà giàu Trung quốc vượt qua 700.000 người. Quốc gia được lựa chọn hàng đầu của những người nhập cư giàu có là Úc, tiếp theo là Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất và đứng thứ 3 là Singapore.

Điều này có nghĩa là, trong 2 năm 2022 và 2023, giới nhà giàu nhập cư người Trung quốc đã mang ra khỏi Trung quốc khối tài sản khoảng 160 tỷ USD sang các nước khác.

Ông Andrew Amoils, giám đốc nghiên cứu Công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth đã chỉ ra trong một báo cáo: “Mấy năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tài sản chung của Trung Quốc liên tục chậm lại, điều này có nghĩa là dòng vốn tài chính chảy ra ngoài gần đây có ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn trước.”

Ngoài ra, theo báo cáo của CNBC Hoa Kỳ đầu năm ngoái, từ khi ĐCSTQ đề xuất “Sự thịnh vượng chung”, những người giàu Trung Quốc đẩy nhanh nhịp độ chuyển tiền của họ đến những địa điểm lưu trữ an toàn hơn, một trong những phương pháp đó là thành lập “Văn phòng gia đình” để chuyển dịch tài sản, không ít người trong số đó đã chọn Singapore.

Theo số liệu của Công ty phân tích dữ liệu Amicus, tính đến tháng 8 năm 2023, trong số những người giàu có từ 60 khu vực trên thế giới đến Singapore mở “Văn phòng gia đình” thì người Trung Quốc nhiều nhất, có 699 người, chiếm tỷ lệ 34%. Đại đa số những người giàu này đến từ Hồng Kông, tiếp theo đến từ các khu vực phát triển hàng đầu là Thượng hải, Quảng Đông, Bắc Kinh, Chiết Giang…

Ông Chu Đạo Truyền (Zhou Daochuan), Giám đốc nghiên cứu và chiến lược của Công ty tài chính Vân Phong, công ty con của ông Jack Ma và ông Ngu Phong, tháng Hai năm nay đã tổ chức lễ khai trương Văn phòng gia đình liên hợp tại Singapore. Ông tiết lộ với truyền thông Trung Quốc Đại lục rằng số vốn ban đầu hiện nay của Văn phòng gia đình này khoảng 100 triệu USD.

Dựa theo ước tính sơ bộ với số vốn ban đầu của một Văn phòng gia đình là 100 triệu USD thì số vốn mà 700 Văn phòng gia đình của người giàu Trung Quốc mang sang Singapore ít nhất là 70 tỷ USD.

Trong vài ba năm qua, có không ít người nhờ ảnh hưởng của Công ty hỗ trợ đầu tư HongShan Trung Quốc mà chuyển sang Singapore thành lập công ty, trong đó bao gồm Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Trung quốc Moonshot Al, Công ty Hai Robotics, còn có Công ty mẹ của Tiktok là ByteDance và Tập đoàn thời trang nhanh Shein.

Những người giàu nổi tiếng Trung Quốc đã nhập cư ở Singapore trong giai đoạn đầu còn có: bà Bành Lôi (Peng Lei, còn được gọi là ‘nữ vương’ của Alipay), ông Trương Lỗi (Zhang Lei, người sáng lập Hillhouse Capital), ông Trương Đào (Zhang Tao, người sáng lập và CEO của  DianPing), bà Trương Anh (Zhang Ying, vợ của Jack Ma), ông Lý Tiểu Đông (người sáng lập Shopee và Garena), vợ chồng ông Trương Dũng (Zhang Yong) của HaiDiLao, ông Lý Tây Đình (Li Xiting, chủ tịch của Mindray Medical), v.v, cho đến Đồng Tiểu Mông (Tong Xiaomeng) và Trương Tử Hân (Zhang Zixin) là những người đồng sáng lập Boyu Capital, thuộc sở hữu của Giang Trí Thành, cháu trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Một số người trong số họ đã thành lập Văn phòng gia đình hoặc Văn phòng đại diện tại Singapore.

Sự di cư của người giàu càng làm nền kinh tế của Trung quốc và Hồng Kông trở nên xấu hơn. Cùng với thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và môi trường đầu tư cũng trở nên xấu hơn, ngoại giới đều nhận định rằng những người giàu vẫn còn ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm nơi di cư ra hải ngoại.

Danh sách người giàu năm 2023 do Hurun Report công bố cho thấy, trong số 969 tỷ phú Trung Quốc trên toàn thế giới thì có khoảng 18% định cư ở nước ngoài.

Theo “Báo cáo tài sản toàn cầu năm 2023”, số lượng cá nhân có tài sản ròng cực cao trên 100 triệu USD của Trung Quốc là khoảng hơn 32.900 người, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Mặc dù Trung Quốc ước tính có khoảng 823.800 triệu phú, nhưng xu thế dòng vốn chảy ra ngoài sẽ khiến Trung quốc mất hàng chục triệu USD tài sản, càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc.

Tại Hồng Kông, năm ngoái ước tính có 1000 người giàu cỡ triệu phú đô la di cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách thu hút vốn đầu tư của Chính phủ Hồng Kông, phá hủy nỗ lực xây dựng Hồng Kông trở thành trung tâm Văn phòng gia đình.

Những người giàu có đã từng gọi Hồng Kông là vùng đất Phong thủy quý báu và các cơ quan xếp hạng uy tín trên thế giới đã từng bình chọn Hồng Kông là nền kinh tế tự do nhất thế giới trong 25 năm liên tiếp. Rất nhiều người giàu có của Trung Quốc Đại lục đã trở thành cư dân mới của Hồng Kông. Nhưng thuận theo chính sách “Một quốc gia hai chế độ” dần chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, rất nhiều người giàu Hồng Kông cả cũ và mới đều bắt đầu “tháo chạy”, một số đang chuẩn bị rút vốn khỏi Hồng Kông.

Ông Lưu Mộng Hùng, một doanh nhân nổi tiếng của Hồng Kông và là cựu thành viên Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đã nói với The Epoch Times rằng nguyên nhân căn bản dẫn đến sự thay đổi trong tâm lý người giàu là do chính sách cải cách mở cửa của ĐCSTQ xuất hiện rất nhiều lần lặp lại và thụt lùi, điều đó sẽ dẫn đến thảm họa và khiến Hồng Kông bị Đại lục hóa. Nói là “Một quốc gia hai chế độ” nhưng trên thực tế là “Một quốc gia một chế độ”, đưa vào Hồng Kông một bộ thủ đoạn do con người [cộng sản Trung Quốc] cai trị thay thế cho nền pháp trị. Hồng Kông vốn là trung tâm tài chính quốc tế, nhưng lại chính trị hóa nó, biến nó thành vấn đề an ninh quốc gia, hai chữ đấu tranh luôn ở trên cửa miệng, còn phải cảnh giác với cái gì mà đối kháng mềm. Một Hồng Kông thế này chỉ có thể “đuổi cá xuống ao sâu, đuổi chim về rừng” mà thôi.

Ông nói, “Các hành vi lưu manh vô lại làm tổn hại đến các doanh nghiệp tư nhân liên tục xảy ra ở Trung quốc Đại lục, ví dụ như cổ phiếu tư nhân bị sung công, nợ tiền công trình kéo dài không trả thì không bị sao, người đòi nợ ngược lại bị giam giữ hình sự, những người giàu Hồng Kông lo lắng rằng những sự việc này cũng sẽ lại lan tràn sang Hồng Kông. Người sáng suốt không đứng ở nơi nguy hiểm, không đi vào nơi nguy hiểm. Người giàu Hồng Kông cảm thấy lạc lõng, lo lắng thì sẽ nghĩ đến sự an nguy của bản thân và gia đình, sẽ nảy sinh suy nghĩ ‘tháo chạy’, đó là do hoàn cảnh chung bức bách mà thôi.

Theo Hà Gia Hạnh, Epoch Times
(Ký giả Lâm Di đóng góp cho bài viết)
Biên tập: Liên Thư Hoa