‘Cô ba Sài Gòn’ – kho tàng về thời trang thập niên 60
- Thái Khang Phạm
- •
Chắc chắn ai đam mê thời trang hãy nên đi xem “Cô Ba Sài Gòn” vì phim này truyền tải rất nhiều kiến thức liên quan mật thiết đến thời trang thập niên 60.
+ Đầu tiên phải kể đến là hình ảnh Như Ý xuất hiện trong mẫu váy suông (Shift dress) cùng những đường kẻ ô vuông màu sắc nổi bật. Nhìn trang phục của Lan Ngọc khiến mình nhanh chóng nhớ đến bộ sưu tập năm 1966 của Yves Saint Laurent mang tên “Riant Monde”. Các thiết kế trong bộ sưu tập này của ông lấy cảm hứng từ những bức tranh trừu tượng của họa sĩ Piet Mondrian.
+ Loạt xu hướng thời trang thập niên 60 được bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” nhắc lại một cách tinh tế thông qua những câu thoại và trang phục của Như Ý như hoạ tiết chấm bi (Polka dot), chiếc nón pillbox (trong một phân cảnh Như ý diện set đồ cùng chiếc nón đỏ đi rót nước cho đồng nghiệp). Tuy nhiên, việc tối giản hết cỡ các trang sức, phụ kiện đi kèm chính là tinh thần đúng nhất của thập niên 60. Ngoài ra, sự xuất hiện của mẫu quần ống loe (nằm trong khoảng thập niên 60-70) cũng được đề cập đến trong phim nhưng không đáng kể.
+ Tiếp đến chắc chắn những kiến thức các tín đồ thời trang đi xem phim sẽ phải cập nhật ngay vào sổ tay. Bao nhiêu người có thể biết được rằng, xuất phát điểm ban đầu của Gucci chính là thương hiệu chuyên sản xuất phụ kiện nhưng sau 100 năm, nhà mốt Ý bắt đầu chuyển hướng sang thiết kế quần áo.
Trong một phân cảnh Như ý mix&match trang phục lên manequin, cô đã bị Helen giảng một bài về sự hiện đại trong thời trang. Trong đó Helen có nhắc đến tên gọi của những nhà mốt như Dolce&Gabbana và Armani. Tuy nhiên, Như Ý không hề biết vì thời của cô hai nhà mốt này vẫn chưa xuất hiện. (Dolce&Gabanna thành lập năm 1985 và Armani ra đời năm 1975). Nói chung là ai chưa biết những điều này thì xem “Cô Ba Sài Gòn” sẽ nắm được hết.
+ Điểm cộng nữa chính là việc Helen (Diễm My) đọc rất đúng tên các thương hiệu thời trang như Dolce&Gabbana, Prada, Proenza Schouler và đặc biệt chính là đúng cách phát âm tiếng Pháp tên của thương hiệu Saint Laurent (đổi tên từ Yves Saint Laurent sang Saint Laurent Paris sau sự mất mát của người sáng lập ra thương hiệu vào năm 2008).
Rất mừng vì Diễm My trước khi diễn xuất đã nghiên cứu kỹ cách đọc tên đúng của Saint Laurent (vì đa số mọi người đều phát âm sai thương hiệu này). Mọi người muốn biết đọc sao cho đúng có thể lên youtube để tìm hiểu nhé!
+ Điều cuối cùng để lại ấn tượng ĐẶC BIỆT nhất đối với mình chính là bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” đã chia sẻ bí quyết làm ra một bộ ÁO DÀI là như thế nào. Công đoạn bao gồm những gì. Áo dài trong bộ phim công nhận đẹp thật từ phom dáng, đường may cho đến họa tiết mình đều thích hết vì truyền tải hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp.
Bài viết chỉ nói sơ về những vấn đề này dưới góc nhìn của một người yêu thời trang. Còn việc bộ phim hay hay dở thì không nhận định.
Còn những ai yêu thích thời trang, muốn học hỏi thêm kiến thức thì bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” là chuẩn rồi nhé. Chúc mọi người sẽ ‘enjoy’ khi xem phim này.
Theo facebook Thái Khang Phạm
Xem thêm:
Từ khóa thời trang sài gòn Áo dài áo dài Sài Gòn sài gòn xưa