Khác biệt trong tìm kiếm sự “thay đổi” của giới trẻ Hồng Kông và Mỹ
- Lý Di
- •
Đối mặt với sự bất công xã hội, người trẻ tuổi đều muốn thay đổi, nhưng người trẻ tuổi Hồng Kông và phương Tây có sự khác biệt rất lớn: Hồng Kông trải qua sự biến đổi to lớn của xã hội, điều họ muốn thay đổi đó là quay trở lại quá khứ; người trẻ tuổi phương Tây lại đang theo đuổi hướng đến sự bất bình đẳng mới dưới sự chủ đạo của tư tưởng bình đẳng tuyệt đối và hoàn mỹ.
Cách đây 50 năm, thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, đúng lúc cao trào phong trào sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam và chống kiến chế. Khi đó, một học giả gốc Hoa nói với tôi, ông đã đưa ra 3 yêu cầu đối với người con trai đang chuẩn bị lên đại học: (1) Dù con học bao nhiêu năm, con nhất định phải hoàn thành các học phần; (2) Dù con làm thế nào, không được đưa con nhỏ trở về để chúng ta nuôi dưỡng; (3) Không được nghiện hút ma túy.
Con trai của ông không phải là ngoại lệ, đây là trạng thái bình thường của những năm trẻ tuổi rực lửa.
Khi đó, trào lưu tư tưởng của sinh viên phương Tây phân thành phe Tự do (Liberal) và phe Cấp tiến (Radical), không có ai tự xưng là phe bảo thủ, bởi vì bảo thủ có ý là không có tiền đồ. Phe cấp tiến chủ trương dùng thủ đoạn kịch liệt để phản đối thể chế vốn có của phương Tây; phe tự do chủ trương dùng phương thức hòa bình để theo đuổi xã hội bình đẳng. Bảo thủ thì bị cho là giữ nguyên thể chế bất bình đẳng vốn có, không có suy nghĩ tiến thủ, không theo đuổi thay đổi. Khi đó, phương Tây có rất nhiều người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, bởi vì phần tử tri thức phương Tây đồng tình với việc Mao tiếp tục cách mạng theo đuổi tư tưởng chủ nghĩa xã hội ai ai cũng bình đẳng.
Sau đó, Mao đã thông qua Cách mạng Văn hóa đã tự hủy diệt chính mình, kinh tế Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc đều không hưng vượng được. Trong khi chính phủ bảo thủ, chính phủ nhỏ của ông Ronald Reagan, với chính sách tự do phát triển kinh tế lại được người ta tự hào và có ấn tượng. Thế là chủ nghĩa bảo thủ mới lại được người ta nhắc tới. Phương Tây không còn sự khác biệt giữa phe tự do và phe cấp tiến nữa, mà là sự khác biệt giữa phe tự do và phe bảo thủ.
Tuy nhiên trào lưu tư tưởng chủ nghĩa tự do hơn 50 năm qua vẫn luôn tồn tại và không ngừng lên men trong các trường học, truyền thông và trong giới trí thức phương Tây. Nó có 2 điểm quan trọng nhất, một là sự truy cầu và mong đợi tiến bộ xã hội, hai là chấp nhận đa nguyên, không quan tâm đến chủng tộc, thân phận, tín ngưỡng, đều được tôn trọng, và phản đối sự khác biệt.
Hiện thực không tốt, cần phải thay đổi. Vấn đề là, hiện thực không tốt nhưng có một số là không thể thay đổi, ví dụ như ai cũng đều sẽ chết, hiện thực này không thể thay đổi mà chỉ có thể thích ứng, theo đuổi sự thay đổi của thuốc trường sinh bất lão, kết quả rất có thể là chết nhanh hơn; sự khác biệt tự nhiên, ví dụ hiện thực của sự khác biệt nam nữ, sự bất bình đẳng được tạo thành do khác biệt chủng tộc, sự khác biệt thân hình trí lực, cưỡng chế muốn thay đổi sẽ gây ra sự kỳ thị ngược. Theo đuổi bình đẳng tuyệt đối, cũng nguy hiểm như dùng thuốc trường sinh bất lão. Phe tự do theo đuổi bình đẳng và cấp tiến, kết quả là biến thành phản đối tự do, rất nhiều thuật ngữ quen dùng bị coi là có chứa thành phần kỳ thị, một số tác phẩm văn nghệ kinh điển do bối cảnh thời đại nên bị cho là kỳ thị chủng tộc, sự thực lịch sử cần phải chiều theo đúng đắn chính trị, chống kỳ thị đã trói buộc tự do ngôn luận.
Ông Obama lên nắm quyền đã đưa ra khẩu hiệu là “thay đổi” (Change), ông Biden lên nắm quyền hàm ý là sự tiếp tục của chính sách của ông Obama. Ông Biden tuyên bố sau khi nhậm chức sẽ ân xá 11 triệu dân nhập cư phi pháp, trong hai ngày sau nhậm chức đã có lượng lớn “nạn dân” Honduras tiến về phía biên giới Mỹ, gánh nặng đối với những người nhập cư bất hợp pháp chính là không công bằng đối với những cư dân hợp pháp ban đầu đóng thuế thời gian dài. Bắc Triều Tiên lại tuyên bố khôi phục kế hoạch hạt nhân, nói nước Mỹ là kẻ địch của Triều Tiên, hiển nhiên là muốn ra giá đối với tân tổng thống của Mỹ. Ông Tập Cận Bình nói: “Thời và thế ở bên chúng ta”, hiển nhiên giống như những gì trước đó Địch Đông Thăng từng nói “bạn cũ lại trở lại rồi”. Trong những người phe kiến chế của Mỹ dùng cờ hiệu chủ nghĩa tự do, quy tắc mà họ phục tùng là “thiên hạ không có việc gì mà đồng đô la Mỹ không làm được”.
Chủ nghĩa bảo thủ Mỹ cho rằng sự thay đổi này càng quan trọng hơn, là tuân thủ truyền thống, tập tục, đạo đức vốn có, chú trọng tính đa dạng và thừa nhận sự khác biệt. Đứng trước cuộc thẩm phán cuối cùng của Thượng đế và trước sự công chính của tòa án, thì mới là chân chính và là sự bình đẳng duy nhất; tất cả các thử nghiệm tìm kiếm bình đẳng, tất nhiên sẽ tạo thành sự đình trệ của xã hội. Nếu phá hủy sự khác biệt của tự nhiên và thói quen cũ, theo đuổi tất cả mọi người bình đẳng, vậy thì không cần thời gian lâu, bạo quân hoặc đầu sỏ ti tiện sẽ sáng tạo ra bất bình đẳng mới.
Cũng là tìm cầu thay đổi, người trẻ tuổi Hồng Kông theo đuổi quay trở lại truyền thống, dũng khí của họ và trí huệ được kích thích từ đó đã khiến cho thế nhân kinh ngạc cảm thán; trong khi người trẻ tuổi Mỹ dưới sự hun đúc của giáo dục học phiệt (dựa vào chức quyền để nắm giới giáo dục và học thuật) đúng đắn chính trị, lại theo đuổi vứt bỏ truyền thống và thay đổi bằng cách sáng tạo bất bình đẳng mới. Điều này cho chúng ta nhìn thấy phảng phất một số cảnh tượng thời Cách mạng Văn hóa.
Lý Di
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của tác giả, bản gốc đăng trên Apple Daily)
Xem thêm:
Từ khóa Người trẻ Hồng Kông giới trẻ Mỹ chủ nghĩa tự do Phe bảo thủ