Người Trung Quốc nói về “Trung Quốc mộng”
- Tô Vân
- •
Tháng 12/2012, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đề ra ‘Trung Quốc mộng’ gồm: ‘mộng cường quốc’ và ‘mộng cường quân’ (quân đội hùng mạnh). Tháng 8/2022, ông Tập lại đề cập thêm về ‘mộng xã hội khá giả’, xét cho cùng là mộng cuộc sống sung túc cho người dân. Nhưng nhiều bình luận cho rằng ‘Trung Quốc mộng’ không phải là mộng của người dân Trung Quốc mà là của ĐCSTQ, nhưng đó là mộng giữa ban ngày và là cơn ác mộng.
Kể từ khi ĐCSTQ cướp được chính quyền [từ Quốc dân đảng] đã dùng chủ nghĩa khủng bố toàn trị để cướp bóc của cải nhân dân và những tài nguyên mà tổ tiên Trung Quốc để lại, hủy hoại văn hóa hàng ngàn năm của đất nước, thiên tai hoành hành khắp nơi… khiến người dân Trung Quốc không ngừng hứng chịu tai ương. Những khoản tiền khổng lồ được nhà cầm quyền dồn vào cho tường lửa (great firewall), giám sát kỹ thuật số, bên cạnh tuyên truyền tẩy não không ngừng. Trung Quốc có hơn 700 triệu camera giám sát, nhưng giúp người nước ngoài tìm đồ thất lạc thì hay, trong khi giúp người Trung Quốc tìm thấy hàng triệu trẻ em thất lạc thì làm không được. Nhà cầm quyền đang ném tiền vào châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin, trong khi những nạn nhân của dịch bệnh hay lũ lụt trong nước thì phải tìm cách tự cứu mình.
Khẩu hiệu “Trung Quốc mộng” chính là thứ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc nhằm lừa mị người người dân Trung Quốc, lấy lời hiệu triệu “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” nhằm kích động tinh thần dân tộc để duy trì sự tồn tại của ĐCSTQ, giúp nhà cầm quyền duy trì chút hơi tàn tiếp tục kéo dài trò cai trị toàn trị, trong khi người dân không có quyền lợi gì. Còn “mộng quân đội quân hùng mạnh” thì khiến bộ máy đó trấn áp chính người dân Trung Quốc, thực chất là dùng lưỡi lê để ổn định quyền lực của ĐCSTQ.
Mới đây, một người Trung Quốc tuyên bố “thoái Đảng” là Lý Kinh Vĩ (Li Jingwei) cho biết: Việc ĐCSTQ bất ngờ bỏ ‘Zero COVID’ vào năm ngoài đã trở thành trò cười quốc tế, còn năm nay có cảnh vừa nực cười vừa đáng hận hơn là việc nước lũ chảy cuồn cuộn trong thành phố, người dân Trung Quốc còn phải chịu đựng những điều vô lý như vậy đến bao giờ!
ĐCSTQ tuyên bố là phục vụ nhân dân nhưng thực tế là cắt cổ nhân dân, thanh trừng những người nêu ra vấn đề, “bịt miệng” những người dám lên tiếng tố cáo, quan chức là địch thủ của người dân, xã hội chia rẽ nghiêm trọng. Kinh Khủng nhất là tội ác buôn bán nội tạng người sống!… Để ngăn chặn tình trạng bất ổn, chi phí duy trì ổn định trong nước của ĐCSTQ cao hơn cả chi phí quân sự, trong khi kiểu bành trướng bá quyền và ngoại giao chiến lang đã bị cộng đồng quốc tế quay lưng, có thể thấy “Trung Quốc mộng” là ác mộng của người dân Trung Quốc.
Trong tuyên bố “thoái Đảng” của ông Lạc Luật Bình (Luo Luping) – một nhân viên pháp lý Trung Quốc sinh vào những năm 1990 – cho biết, trong mắt người dân Trung Quốc thì ĐCSTQ chỉ là nhóm dối trá và côn đồ, mọi người ngày càng nhận rõ bộ mặt tà ác của họ.
Cựu Chủ tịch tổ chức Nhân quyền Trung Quốc là Lưu Thanh (Liu Qing) cho rằng: ‘Trung Quốc mộng’ này trước hết không liên quan gì đến dân thường; thứ hai, ‘Trung Quốc mộng’ thực chất đang phá hủy giấc mơ của dân thường Trung Quốc. Người dân Trung Quốc mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nền kinh tế không ngừng cải thiện và phát triển, được an vui hạnh phúc và thịnh vượng. Nhưng ‘mộng’ của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ là mộng quyền lực, mộng bá chủ, nói chung không mộng của người dân thường.
Người dân thường Trung Quốc không quan tâm nhiều đến xâm chiếm lãnh thổ hay hư vinh trên quốc tế, họ quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống hiện tại và tương lai của mình. Dưới áp lực chính trị của ĐCSTQ, ngày càng nhiều người Trung Quốc sẵn sàng mạo hiểm mất tất cả để chạy trốn sang các nước khác, thực hiện những hành trình dài và nguy hiểm xuyên qua châu Mỹ Latin để đến nước Mỹ. Điều đó cho thấy ‘Trung Quốc mộng’ do ĐCSTQ quảng cáo là cơn ác mộng, người dân dùng mạng sống của mình để bỏ phiếu chống lại ‘Trung Quốc mộng’!
Sau khi xem bộ phim tài liệu “Thức tỉnh của 400 triệu người”, một người Trung Quốc đến Mỹ tháng 5 năm nay là ông Trần Vĩ Kiệt (Chen Weijie) đã cho hay: “Nơi đi đến không hẳn là thiên đường, nhưng nơi trốn thoát nhất định là địa ngục”. Ông chọn cách thoát khỏi bóng tối để hướng tới tự do, ông chỉ muốn làm ngược lại những gì ĐCSTQ nói: “Tôi chỉ muốn tiêu hao nguồn lực và tài chính của ĐCSTQ, đây cũng là một hành động tiêu diệt ĐCSTQ”.
Cai trị của ĐCSTQ giống như nước Quỷ La Sát – nơi đen trắng đảo lộn
Năm nay ca sĩ Daolang gây bão làng ca nhạc Trung Quốc với ca khúc “Thành phố biển Quỷ La Sát” (La Sát hải thị), bài hát dùng lối nói châm biếm vòng vo để diễn tả những xu hướng kỳ dị trong xã hội Trung Quốc ngày nay, ẩn dụ về thực trạng xã hội đảo ngược trắng đen.
Một công dân Trung Quốc ký tên là “Nhà văn dân gian” cho biết trong tuyên bố “thoái Đảng” rằng ông thích văn học và lịch sử, thích đọc sách và thích suy nghĩ về xã hội. Trong những năm qua, ông nhận thức sâu sắc rằng ĐCSTQ đã hủy hoại đạo đức của người dân Trung Quốc, khiến xã hội Trung Quốc ngày nay giống như bài hát “Thành phố biển Quỷ La Sát” của Daolang – nơi thiện và ác đảo lộn, không phân biệt được đúng sai, thứ xấu xí là được coi là vẻ đẹp…
Còn trong tuyên bố “thoái Đảng” của Chính Dương (Zhengyang) – một công chứng viên ở Trung Quốc, cho biết vấn đề ĐCSTQ không chỉ là tham nhũng mà hệ thống tư pháp ở Trung Quốc cũng bị nhà cầm quyền tà đạo này làm rối loạn, đảo ngược cái đúng và cái sai khiến mọi người cảm thấy rất chán nản.
“Giấc mộng lớn” – lời bi ai trong cô quạnh của người già Trung Quốc
Ngoài “Thành phố biển Quỷ La Sát”, gần đây còn có các ca khúc như “Giấc mộng lớn” và “Thảng bình ca” cũng trở nên rất nổi tiếng vì phản ánh quá trình đấu tranh và bất lực của người dân Trung Quốc.
Người làm truyền thông Lâm Lan mới đây cho biết trên chương trình của ông rằng 3 ca khúc “Thành phố biển Quỷ La Sát”, “Giấc mộng lớn” và “Thảng bình ca” giống như 3 nhóm tuổi: “Giấc mộng lớn” là lời bi ai trong cô quạnh của người già Trung Quốc, “Thành phố biển Quỷ La Sát” là lời tố cáo gay gắt của người trung niên thức tỉnh xã hội, và “Thảng bình ca” là lời châm biếm hài hước của giới trẻ Trung Quốc về hiện thực bất lực.
Lời bài hát “Giấc mộng lớn” dùng từ ngữ giản dị, không cường điệu để miêu tả những khó khăn khác nhau mà một người gặp phải trong cuộc đời từ 6 – 88 tuổi, liên tục lặp đi lặp lại một câu hỏi nặng nề: “Tôi phải làm gì?” Chẳng hạn, lời bài hát cho biết: “Tôi đã hẹn hò với một người 28 tuổi, khi tôi gặp anh chị em cô ấy và chúng tôi cùng dùng bữa, chị gái cô ấy hỏi rằng tôi không có việc làm chính thức thì làm sao mua nhà và sinh con?…”; “Tôi 38 tuổi, con tôi rất ngoan. Tôi muốn dành nhiều thời gian cho con nhưng lại phải làm thêm giờ. Tôi phải làm sao? Nhu yếu phẩm hàng ngày, trường học và bệnh viện, nhưng tôi không thể kiếm được nhiều tiền hơn, tôi phải làm gì?…”
- Bài hát “Giấc mộng lớn”:
Người dân Trung Quốc có tên Ma Youyuan cho biết trong tuyên bố “thoái Đảng” rằng Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã khiến hầu hết mọi người sống không như con người, nhưng họ thậm chí không biết điều đó: việc học hành từ nhỏ đã phải tốn tiền, khi lớn lên để mua nhà phải còng lưng gánh nợ nần, tất cả những gì trong đầu con người có thể nghĩ đến là kiếm tiền; người dân không dám bị bệnh, vì tiền kiếm không đủ đóng cho bệnh viện; điều khủng khiếp nhất là suy nghĩ người ta bị tê liệt…
Kể từ đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Trung Quốc đã không ngừng tăng, từ 17,3% trong tháng 1 lên mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6. Cứ 5 người thì có 1 người thất nghiệp.
Chuyên gia truyền thông kỳ cựu Hoàng Kim Thu (Huang Jinqiu) cho hay: Lời bài hát “Thảng bình ca” được viết rất hay, mô tả tâm lý của nhiều người trẻ trong xã hội Trung Quốc hiện nay. Lựa chọn không làm gì cả và sống lây lất cho qua ngày, thực ra nguyên nhân đằng sau đó là do nền kinh tế Trung Quốc suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ rất cao, nhiều người không có việc gì làm.
Về vấn đề này, ông Lý Gia Bảo (Li Jiabao) sống lưu vong ở Đài Loan là người từng công khai phản đối chế độ chuyên quyền của ông Tập Cận Bình, cho rằng một yếu tố quan trọng dẫn đến sự phổ biến của văn hóa “đến đâu thì đến” (thảng bình) ở Trung Quốc là: Dù có cố gắng thế nào, bạn cũng không thể sống tốt.
Thoái Đảng và tìm kiếm ánh sáng
Kể từ tháng 11/2004 khi Epoch Times đăng loạt bài xã luận “Cửu bình về ĐCSTQ”, đã nổi lên làn sóng nhiều người Trung Quốc trên toàn cầu tuyên bố “thoái Đảng, Đoàn, Đội” (“tam thoái” – không quan hệ với ĐCSTQ). Theo số liệu thống kê từ trang web Thoái Đảng, cho đến nay đã có 420 triệu người Trung Quốc đăng ký thoái.
Tại sao rất nhiều người Trung Quốc chọn từ bỏ ĐCSTQ sau khi Cửu Bình được xuất bản? Bởi vì ngày càng nhiều người thông qua Cửu Bình hiểu rằng ĐCSTQ là giả dối, tà ác, tranh đấu, phản trời, phản đất, phản nhân loại, phản Thần Phật. Bởi vì ngày càng nhiều người dân Trung Quốc trong và ngoài nước hiểu sâu hơn về hành vi đồi bại của ĐCSTQ đã gây tổn hại cho đất nước, nhân dân Trung Quốc.
Vương Tạ (Wang Xia) đến từ Trung Quốc cho biết trong tuyên bố “thoái Đảng”: “ĐCSTQ nói rằng làm việc chăm chỉ giúp bạn trở nên giàu có, nhưng những người nông dân chúng tôi đã làm việc chăm chỉ cả đời mà chỉ đủ ăn đủ mặc. Khi về già, lương hưu của chúng tôi chỉ khoảng 100 nhân dân tệ, thế có đủ không? ĐCSTQ còn cai trị thì người dân chúng tôi không có tương lai”.
Ông Chính Kiến Lang (Zheng Jianlang) cũng cho biết trong tuyên bố “thoái Đảng”: “Năm nay tôi đã 86 tuổi và đã trải qua quá nhiều lời dối trá của ĐCSTQ. ĐCSTQ chưa bao giờ nói sự thật với người dân và chưa bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa cho người dân”; “Nỗi đau mà tôi phải chịu đựng bao năm qua đều do ĐCSTQ. Gần đây tôi đã đọc ‘Mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản’ và nhận ra tại sao chúng ta luôn bị lừa dối mà vẫn tin vào ĐCSTQ, vì bản chất của ĐCSTQ là dùng danh lợi mê hoặc con người bán rẻ lương tâm, những người đó phải theo lệnh của ĐCSTQ và đó là thủ đoạn của ĐCSTQ. Tôi xin tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ!”
Gần đây, tiến sĩ Vương Hữu Quần (Wang Youqun) đã đăng một bài báo trên Epoch Times lên án ĐCSTQ, ông chỉ ra nhà cầm quyền toàn trị này đã giết quá nhiều người, phạm quá nhiều tội ác, đã đến giai đoạn bị trời tru đất diệt. Ông khuyên những người ở Trung Quốc còn lương tâm mà chưa thoái khỏi ĐCSTQ thì hãy mở to mắt hơn để nhìn vào thái độ của ĐCSTQ đối với vụ thảm sát của khủng bố Hamas đối với người Israel, hãy nhìn vào lịch sử giết người cả thế kỷ qua của ĐCSTQ và lịch sử đấu tranh nội bộ một mất một còn của quan trường ĐCSTQ, để nhanh chóng làm ‘tam thoái’ (rút khỏi Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ), giúp cho lương tâm bản thân được yên bình.
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc Thoái đảng Trung Quốc mộng Dòng sự kiện Tam thoái